hot
Bài đăng nổi bật
TỦ SÁCH PHẬT HỌC DÀNH CHO SMARTPHONE
Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...
Tìm kiếm Blog này
Lưu trữ Blog
- tháng 11 2021 (1)
- tháng 8 2021 (3)
- tháng 6 2021 (1)
- tháng 5 2021 (4)
- tháng 2 2021 (1)
- tháng 10 2020 (6)
- tháng 9 2020 (5)
- tháng 7 2020 (3)
- tháng 5 2020 (2)
- tháng 4 2020 (8)
- tháng 3 2020 (9)
- tháng 2 2020 (67)
- tháng 1 2020 (255)
- tháng 12 2019 (102)
- tháng 11 2019 (5)
- tháng 10 2019 (22)
- tháng 9 2019 (37)
- tháng 8 2019 (31)
- tháng 7 2019 (4)
- tháng 1 2019 (8)
- tháng 7 2018 (2)
- tháng 2 2018 (1)
Từ khoá
random posts
Labels
Popular Posts
-
Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...
-
Có một lần buổi chiều Ngài Xá Lợi Phất đang ngồi trong hương thất giữa rừng, Ngài nghe tiếng nói bằng thiên nhĩ : “ Hãy cho tôi vào gặp Ngài...
-
Toại Khanh Tôi đi xa mới về. Thùng thư trước nhà đầy ắp, cả cái hộp thư riêng ở bưu điện cũng không còn chỗ nhét. Ngoài phần lớn những thứ đ...
-
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / I. Thỉnh Cầu (S.i. 136) ] : 1) Nh...
-
“1. Một thời, Thế Tôn trú ở Nàdika, tại Ginjakāvasatha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" - "Thưa vâng, bạ...
-
Tùy thuộc vào hai điều kiện: Tiền nghiệp và Khuynh hướng tâm lý, mà các chúng sanh có không gian hiện hữu khác nhau trong một môi trường tươ...
-
Bài kinh đầu tiên Đức Phật Thích Ca thuyết giảng sau khi Ngài chứng đắc quả vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, là kinh Tứ Diệu Đế - Bốn Sự Thậ...
-
(Hỏi - Đáp cùng sư Toại Khanh) HỎI Con có một thắc mắc : Bây giờ có nhiều người giỏi, nhiều người giàu rồi thì chư Phật cứu người nghèo, ngư...
-
THU THÚC LỤC CĂN Việc thu thúc lục căn rất quan trọng. Toàn bộ đời sống của chúng ta từ phàm tới thánh (từ con dòi cho tới Phạm thi...
-
XEM KINH TĂNG CHI BỘ (Bản dịch Pali - Việt của Hoà Thượng Minh Châu) Chương Một Pháp VIDEO 01 1. PHẨM SẮC (Rūpādivaggo) 2....
Phật
Tăng
‹
›
Thần Thông
Thiên Giới
Chùa
Đọa Xứ
Video
[ Kinh Tương Ưng Bộ / Tập IV - Thiên Sáu Xứ / [42] Chương VIII. Tương Ưng Thôn Trưởng / XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) ] :
1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla.
2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ!
-- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thôn trưởng Bhadraka vâng đáp Thế Tôn.
4) Thế Tôn nói như sau:
-- Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, ở tại Uruvelakappa có những người, nếu họ bị giết, hay bị tù, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, Ông có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn. Ở tại Uruvelakappa có những người, nếu họ bị giết hay bị tù, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, thì con có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
5) -- Này Thôn trưởng, ở tại Uruvelakappa này có những người, nếu họ bị giết, hay bị tù, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, nhưng Ông không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn, ở tại Uruvelakappa có những người, nếu họ bị giết, hay bị tù, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, nhưng con không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
-- Do nhân gì, do duyên gì, này Thôn trưởng, đối với một số người ở tại Uruvelakappa, nếu họ bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, thì Ông có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não? Do nhân gì, do duyên gì, này Thôn trưởng, đối với một số người ở Uruvelakappa, nếu họ bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích nhưng Ông không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não?
-- Ðối với một số người ở tại Uruvelakappa, bạch Thế Tôn, nếu họ bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, con có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não, là vì con có dục và tham đối với họ. Nhưng đối với một số người ở tại Uruvelakappa, bạch Thế Tôn, nếu họ bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, nhưng con không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não, là vì con không có dục và tham đối với họ.
-- Ông nói: "Con có lòng dục tham đối với họ. Con không có lòng dục tham đối với họ". Này Thôn trưởng, có phải được thấy, được biết, được đạt tới tức thời, được thể nhập nhờ pháp này, Ông uốn nắn phương pháp (naya) theo phương pháp ấy đối với quá khứ, vị lai? Nếu có khổ nào khởi lên trong quá khứ, tất cả khổ ấy khởi lên lấy dục làm căn bản, lấy dục làm sở nhân. Dục là căn bản của khổ. Phàm có khổ nào khởi lên trong tương lai, tất cả khổ ấy khởi lên lấy dục làm căn bản, lấy dục làm sở nhân. Dục là căn bản của khổ.
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật là khéo nói, lời nói này của Thế Tôn: "Phàm có khổ gì khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên đều lấy dục làm căn bản, lấy dục làm sở nhân. Dục là căn bản của khổ!"
7) Bạch Thế Tôn, con có người con trai tên là Ciravàsii, sống xa ở đây. Khi giờ nó dậy, bạch Thế Tôn, con cử người đi và nói: "Này Ông, hãy đi và hỏi thăm đứa trẻ Ciravàsii". Cho đến khi người ấy trở về, bạch Thế Tôn, con ở trong tình trạng bồn chồn hồi hộp: "Không biết đứa trẻ Ciravàsii có bệnh tật gì không?"
8) -- Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, nếu đứa trẻ Ciravàsii của Ông bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, Ông có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Bạch Thế Tôn, nếu đứa con trai Ciravàsii của con bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, hay sinh mạng bị đổi khác, thời làm sao con không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não được?
-- Với pháp môn này, này Thôn trưởng, cần phải hiểu như sau: Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy đều lấy dục làm căn bản, lấy dục làm sở nhân. Dục là căn bản của khổ.
9) Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, nếu Ông không thấy, không nghe mẹ của Ciravàsi, Ông có lòng dục, lòng tham hay lòng ái đối với mẹ của Ciravàsii không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này Thôn trưởng, khi Ông thấy được, này Thôn trưởng, khi Ông nghe được, thời Ông có lòng dục, hay lòng tham, hay lòng ái đối với mẹ của Ciravàsi không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
10) -- Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, nếu mẹ của Ciravàsii bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, thời Ông có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Bạch Thế Tôn, nếu mẹ của Ciravàsii bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, hay mạng sống bị đổi khác, thời làm sao con không khởi sầu, bi, khổ, ưu, não được?
-- Với pháp môn này, này Thôn trưởng, cần phải hiểu biết như sau: Phàm có khổ gì khởi lên, tất cả khổ ấy đều lấy dục làm căn bản, lấy dục làm sở nhân. Dục là căn bản của đau khổ.
[Hết trích]
Pháp
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [07] Chương VII. Tương Ưng Bà La Môn / I. Phẩm A-La-Hán Thứ Nhất / IV. Bilangika (S.i,164) ] :
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja được nghe: "Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Sa-môn Gotama, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".
3) Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, giữ yên lặng, đứng một bên.
4) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja, liền nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja:
Ai hại người hiền thiện,
Thanh tịnh, không cấu nhiễm,
Ác hạnh được chín mùi,
Phản lại hại người ngu,
Chẳng khác gì ngược gió,
Lại tung vãi bụi trần.
5) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Bilangika Bhàradvaja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và Tỷ-kheo Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama...,..., Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
[Hết trích]
Pháp
Tóm tắt:
Bà-la-môn Akkosaka tới phỉ báng Phật. Phật bình thản thuyết pháp cho ông ta. Nghe xong Bà-la-môn Akkosaka xin được quy y xuất gia làm đệ tử, sau đó ông này tu chứng quả A-la-hán.[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [07] Chương VII. Tương Ưng Bà La Môn / I. Phẩm A-La-Hán Thứ Nhất / II. Phỉ Báng (S.i,161) ] :
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được nghe Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
3) Ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói những lời nói không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn.
4) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja:
-- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm Ông không?
5) -- Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng, các thân hữu, bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi.
6) -- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không?
7) -- Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm, các loại đồ nếm.
8) -- Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai?
9) -- Thưa Tôn giả Gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi.
10) -- Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu Ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng; nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng; gây lộn với chúng tôi là người không gây lộn; chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông. Này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại Ông. Này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, gây lộn lại khi bị gây lộn, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với Ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với Ông, không cùng san sẻ sự việc ấy với Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông! Này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông!
11) Nhà vua và vương cung, vương thần nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị A-la-hán". Tuy vậy Tôn giả Gotama nay đã phẫn nộ.
12) (Thế Tôn):
Với vị không phẫn nộ,
Phẫn nộ từ đâu đến?
Sống chế ngự, chánh mạng,
Giải thoát, nhờ chánh trí.
Vị ấy sống như vậy,
Ðời sống được tịch tịnh.
Những ai bị phỉ báng,
Trở lại phỉ báng người,
Kẻ ấy làm ác mình,
Lại làm ác cho người.
Những ai bị phỉ báng,
Không phỉ báng chống lại,
Người ấy đủ thắng trận,
Thắng cho mình, cho người.
Vị ấy tìm lợi ích,
Cho cả mình và người.
Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguôi dần.
Bậc Y sư cả hai,
Chữa mình, chữa cho người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không hiểu Chánh pháp.
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama!...,... Con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia tu học với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
14) Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
15) Ðược thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Akkosaka Bhàrahvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí, tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
16) Và Tôn giả Akkosaka Bhàradvàkja trở thành một vị A-la-hán nữa.
[Hết trích]
Pháp
Tóm tắt:
Đức Phật quá khứ Sikhì cùng đệ tử - Tỷ-kheo Abhibhu tới một Phạm thiên giới để thuyết pháp. Khi thấy các Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên tỏ vẻ không phục, Thế Tôn Sikhì lệnh cho đệ tử Abhibhu thị hiện thần thông để thu phục các Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên. Tỷ-kheo Abhibhu hiện thân thuyết pháp, tàng thân thuyết pháp,.., đứng ở Phạm thiên giới và làm cho ngàn thế giới nghe được tiếng nói của mình.
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / II. Phẩm Thứ Hai / IV. Arunavàti (S.i,155) ] :
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi...,...
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các vị Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
3) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
4) Thế Tôn nói như sau:
5) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có vị vua tên là Arunavà. Này các Tỷ-kheo, kinh đô vua Arunavà này tên là Arunavati. Này các Tỷ-kheo, gần kinh đô Arunavati, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác an trú.
6) Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có hai vị đệ tử xuất chúng, thượng túc, tên là Abhibhu và Sambhava.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi Tỷ-kheo Abhibhu:
" -- Này Bà-la-môn, chúng ta hãy đi đến một Phạm thiên giới cho đến thời dùng bữa ăn".
8) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn."
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
9) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác và Tỷ-kheo Abhibhu, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, hai vị biến mất ở kinh đô Arunavati và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
10) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Chánh Giác bảo Tỷ-kheo Abhibhu:
" -- Này Bà-la-môn, hãy nói bài pháp cho Phạm thiên này, cho Phạm phụ thiên và cho Phạm chúng thiên".
11) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn."
Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuyên thuyết bài pháp cho Phạm thiên ấy, cho Phạm phụ thiên và cho Phạm chúng thiên, khích lệ, làm họ phấn khởi, làm họ hoan hỷ.
12) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên cảm thấy xúc phạm, bực bội, tức tối và nói rằng: "Thật là hy hữu, thật là vi diệu, làm sao một đệ tử lại thuyết pháp trước mặt bậc Ðạo Sư?".
13) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bảo Tỷ-kheo Abhibhu:
"-- Này Bà-la-môn, Phạm thiên, Phạm thụ thiên, và Phạm chúng thiên ấy cảm thấy xúc phạm, bực bội, tức tối, nói rằng: 'Thật là hy hữu, thật là vi diệu, làm sao một đệ tử lại thuyết pháp trước mặt bậc Ðạo Sư?' Vậy này Bà-la-môn, hãy làm cho Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên càng dao động bội phần hơn nữa".
14) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hiện thân thuyết pháp, tàng thân thuyết pháp, hiện nửa thân dưới không hiện nửa thân trên thuyết pháp, hiện nửa thân trên không hiện nửa thân giữa thuyết pháp.
15) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên, tâm khởi lên hy hữu, kỳ diệu nói rằng: "Thật là hy hữu, thật là kỳ diệu, đại thần lực và đại uy lực của vị Sa-môn".
16) Rồi Tỷ-kheo Abhibhu bạch Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:
"-- Bạch Thế Tôn, con xác nhận với lời nói này giữa chúng Tỷ-kheo Tăng: "Ðứng ở Phạm thiên giới, con có thể khiến cho ngàn thế giới nghe được tiếng của con."
17) "-- Này Bà-la-môn, nay là thời cho sự việc ấy. Này Bà-la-môn, nay là thời cho sự việc ấy. Này Bà-la-môn, Ông hãy đứng ở Phạm thiên giới và làm cho ngàn thế giới nghe được tiếng nói của ông".
18) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đứng ở Phạm thiên giới và nói lên bài kệ này:
"Hãy đứng dậy, lên đường,
Hãy dấn thân Phật giáo,
Hãy đánh bại Ma quân,
Như voi phá chòi lá.
Ai trong pháp luật này,
An trú không phóng dật,
Ðoạn tận vòng sống chết,
Sẽ chấm dứt khổ đau".
19) Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Tỷ-kheo Abhibhu, sau khi làm cho Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên dao động, như người lực sĩ...,... biến mất ở Phạm thiên giới ấy và hiện ra ở Arunavati.
20) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các vị Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ kheo, các Ông có nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới, nói lên không?".
21) "-- Bạch Thế Tôn, chúng con có nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới đã nói lên."
22) "-- Này các Tỷ-kheo, như thế nào các ông nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng lên tại Phạm thiên giới đã nói lên?"
23) "-- Bạch Thế Tôn, chúng con nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới đã nói lên như sau:
Hãy đứng dậy, lên đường,
Hãy dấn thân Phật giáo.
Hãy đánh bại Ma quân,
Như voi phá chòi lá.
Ai trong pháp luật này,
Ai trú không phóng dật,
Ðoạn tận vòng sống chết,
Sẽ chấm dứt khổ đau.
24) Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con đã nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới đã nói lên."
25) "-- Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông đã được nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới, đã nói lên".
26) Thế Tôn đã nói như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
[Hết trích]
Pháp - Thần Thông - Thiên Giới
Trong khi nghiên cứu Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ, tôi thấy có sự không rõ ràng trong kinh khi nói về Giai Cấp Sát Ðế Lỵ
So sánh giữa kinh
[Trích Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [01] Chương I. Tương Ưng Chư Thiên / II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ / IV. Giai Cấp Sát Ðế Lỵ (Tạp 36.15 Sát-lỵ, Ðại 2,263b) (S.i,6)]
Giữa các hàng hai chân,
Sát-lỵ là tối thắng,
Giữa các loài bốn chân,
Bò đực là tối thắng,
Trong các hàng thê thiếp,
Quý nữ là tối thắng.
Trong các hàng con trai,
Trưởng nam là tối thắng.
(Thế Tôn):
Giữa các loài hai chân,
Chánh giác là tối thắng.
Giữa các loài bốn chân,
Thuần chủng là tối thắng.
Trong các hàng thê thiếp,
Nhu thuận là tối thắng.
Trong các hàng con trai,
Trung thành là tối thắng.
và kinh:
[Trích Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / II. Phẩm Thứ Hai / I. Sanamkumàra - Thường Ðồng tử (S.i,153)]
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), trên bờ sông Sappini.
2) Rồi Phạm thiên Sanamkumàra, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng bờ sông Sappini, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Phạm thiên Sanamkumàra nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Sát-đế-lỵ tối thắng,
Giữa người tin giai cấp.
Vị đầy đủ trí, đức,
Tối thắng giữa Nhơn, Thiên.
4) Phạm thiên Sanamkumàra nói như vậy, và bậc Ðạo Sư chấp nhận.
5) Rồi Phạm thiên Sanamkumàra biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta", đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.
Ta thấy trong kinh đầu Phật sửa
Giữa các hàng hai chân,
Sát-lỵ là tối thắng,
thành
Giữa các loài hai chân,
Chánh giác là tối thắng.
Còn trong kinh sau Phật chấp nhận
Sát-đế-lỵ tối thắng,
Giữa người tin giai cấp.
Quý thầy, quý vị phật tử có vị nào có thể giải nghĩa điều này xin comment xuống dưới bài, Cư Sĩ tôi xin hoan hỷ cám ơn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cư Sĩ
Phật tử - Cư sĩ
Tóm tắt:
Tỷ-kheo Kokàlika do phỉ báng Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Moggallàna, bị thác sanh vào địa ngục Sen hồng. Đức Phật giải thích cho một Tỷ-kheo tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng dài khủng khiếp như thế nào.
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / X. Kokàlika (S.i,119) ] :
1) Tại Sàvatthi.
2) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.
4) Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
-- Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.
5) Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn đáng tin tưởng, rất đáng tin cậy; nhưng Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.
6) Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Kokalika:
-- Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.
7) Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- ... Họ bị ác dục chi phối.
8) Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tỷ-kheo Kokàlika:
-- ... Sariputta và Moggallàna thật là hòa ái.
9) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên phải hướng về Ngài, rồi ra đi.
10) Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không được bao lâu, toàn thân mọc lên những mụt nhọt lớn bằng hột cải. Từ hột cải, chúng lớn lên bằng hột đậu xanh (mugga). Từ hột đậu xanh, chúng lớn lên bằng hột đậu lớn (kalàya). Từ hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng rolatthi (hột cây jujube, cây táo). Từ hột rolatthi, chúng lớn lên bằng hột kolama. Từ hột kolama, chúng lớn lên bằng hột amala (a-ma-la quả). Từ quả amala, chúng lớn lên bằng quả beluva chưa chín. Từ quả beluva chưa chín, chúng lớn lên bằng quả billa. Từ hình lớn bằng quả billa, chúng nứt vỡ ra, chảy máu và mủ.
11) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika do bệnh này bị mệnh chung. Bị mệnh chung, Tỷ-kheo Kokàlika sanh trong địa ngục Sen hồng, với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.
12) Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.
13) Ðứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, sau khi mệnh chung Tỷ-kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.
14) Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ ấy.
15) Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, hồi hôm, Phạm thiên Sahampati, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ kheo, Phạm thiên Sahampati bạch với Ta: " Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Và bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika sau khi mệnh chung đã sanh vào địa ngục Sen hồng với tâm thù hận đối với Tôn giả Sàriputta và Moggattàna". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.
16) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, bao nhiêu lâu là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng?
17) -- Thật dài, này Tỷ-kheo, là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng. Không dễ gì tính được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm.
18) -- Bạch Thế Tôn, có thể tính được chăng bằng một ví dụ?
19) Thế Tôn đáp:
-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Này Tỷ-kheo, ví như có một bao hột đậu mè, nặng hai mươi khàrika, theo đo lường ở nước Kosala. Ví dụ sau một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Này Tỷ-kheo, còn mau hơn là bao hột mè, nặng hai mươi khàrika ấy, theo đo lường của nước Kosala, đi đến tiêu hao, đi đến hao mòn do phương tiện ấy, so sánh (với tuổi thọ) ở địa ngục Abhuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Abhuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ababa. Này-Tỷ kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ababa bằng một tuổi thọ ở địa ngục Atata. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Atata bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ahaha. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ahaha bằng một tuổi thọ ở địa ngục Kumuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Kumuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Uppala (Hoa sen xanh). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Uppala bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pundarika (Sen trắng). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sen trắng bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sen hồng. Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Kokàlika sanh tại địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với tôn giả Sàriputta và Moggallàna.
20) Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ lại nói thêm:
Phàm con người đã sanh,
Sanh với búa trong miệng,
Kẻ ngu khi nói bậy,
Tự chặt đứt lấy thân.
Ai khen kẻ làm bậy,
Ai chê người làm hay,
Tự nhen nhúm bất hạnh,
Do nơi miệng của mình,
Chính do bất hạnh ấy,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay bất hạnh này,
Trong canh bạc rủi may,
Bị tan hoang tài sản,
Trong giờ phút đỏ đen.
Lớn hơn sự bất hạnh,
Hơn mọi bất hạnh khác,
Do tự mình gây nên,
Cho tự ngã của mình.
Ai đối xử ác ý,
Với chư Phật, Thiện Thệ,
Phải trải qua thời gian,
Trăm ngàn nhiều hơn nữa,
Ba mươi sáu và năm,
Trải thời gian thật dài.
Ai với lời và ý,
Phỉ báng bậc Hiền Thánh,
Dùng ác tâm chống đối,
Sẽ sa đọa địa ngục.
[Hết trích]
Pháp
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / VI. Phóng Dật (S.i.146) ] :
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang Thiền tịnh độc cư vào buổi trưa.
3) Rồi hai Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Suddhavàsa đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, họ đứng mỗi người dựa vào một cột cửa.
4) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà nói với Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa:
-- Này Tôn giả, nay không phải thời để hầu thăm Thế Tôn, Thế Tôn đang Thiền tịnh vào buổi trưa. Và có một Phạm thiên giới phồn vinh và thịnh vượng, tại đấy có Phạm thiên an trú, sống phóng dật. Này Tôn giả, hãy đi đến Phạm thiên giới ấy; sau khi đến hãy làm cho Phạm thiên ấy dao động.
5) -- Thưa vâng, Thân hữu.
Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa vâng đáp Bích-chi Phạm thiên Subrahmà.
6) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa, như một lực sĩ...,... cũng vậy, các vị này biến mất trước mặt Thế Tôn và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
7) Phạm thiên này thấy các Phạm thiên kia từ xa đi đến, thấy vậy, liền nói với các vị Phạm thiên kia:
-- Này chư Tôn giả, chư Tôn giả từ đâu đến?
8) -- Này Tôn giả, chúng tôi đến, sau khi được diện kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này Tôn giả, Tôn giả nên đi đến hầu thăm Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
9) Khi được nói vậy, Phạm thiên này không để ý đến lời nói ấy, tự mình biến hình thành một ngàn thân, rồi nói với Bích-chi Phạm thiên Subrahmà:
-- Này Tôn giả, Tôn giả có thấy thần lực, uy đức của ta như vậy không?
10) -- Này Tôn giả, ta có thấy thần lực, uy đức của Tôn giả như vậy.
11) -- Này Tôn giả, thần lực và uy đức của ta như vậy, thời ta còn phải đi hầu thăm một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác để làm gì?
12) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà tự thân biến hình thành hai ngàn thân rồi nói với Phạm thiên kia:
-- Này Tôn giả, Tôn giả có thấy thần lực, uy đức của ta như vậy không?
13) -- Này Tôn giả, tôi có thấy thần lực, uy đức của Tôn giả như vậy.
14) -- Này Tôn giả, Thế Tôn có đại thần lực và đại uy đức thắng hơn Ông và ta nữa. Này Tôn giả, Tôn giả hãy đi đến hầu thăm Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
15) Rồi Phạm thiên kia nói lên bài kệ với Bích-chi Phạm thiên Subrahmà:
Ba hàng kim sí điểu,
Và bốn hàng thiên nga,
Năm hàng trăm hổ cái
Rực rỡ và sáng chói,
Cung điện này chiếu diệu,
Bừng sáng cả Bắc phương.
16) (Bích-chi Phạm thiên Subrahmà):
Dầu cho cung điện Ông,
Rực rỡ và chói sáng,
Chiếu diệu cả vòm trời,
Bừng sáng cả Bắc phương.
Bậc Thiện Thệ sáng suốt,
Thấy nguy hiểm trong sắc,
Luôn luôn phải biến hoại,
Nên không ái lạc sắc.
17) -- Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa; sau khi làm vị Phạm thiên ấy dao động, liền biến mất tại chỗ ấy.
18) Và Phạm thiên ấy, sau một thời gian đi đến hầu thăm Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
[Hết trích]
Pháp
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / V. Tà Kiến Khác (S.i.144) ] :
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, một Phạm thiên khác có khởi lên một ác tà kiến như sau: "Không một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể đến ở đây".
3) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Phạm thiên ấy. Như người lực sĩ...,... hiện ra trong Phạm thiên giới ấy.
4) Rồi Thế Tôn ngồi kiết-già giữa hư không, trên đầu Phạm thiên ấy, toàn thân phun lửa.
5) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna khởi lên ý nghĩ: "Nay Thế Tôn đang trú ở đâu?".
6) Mahà Moggallàna, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy Thế Tôn đang ngồi kiết-già giữa hư không, trên đầu Phạm thiên ấy, toàn thân phun lửa. Thấy vậy, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, ngài biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
7) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna ngồi kiết-già giữa hư không về phía Đông, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
8) Rồi Tôn giả Mahà Kasspa (Ðại Ca-diếp) khởi lên ý nghĩ: "Nay Thế Tôn đang trú ở đâu?". Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Mahà Kassapa thấy Thế Tôn đang ngồi kiết-già giữa hư không...,... thấy vậy như nhà lực sĩ...,... cũng vậy, biến mất ở Jetavana, hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Rồi Tôn giả Mahà Kassapa ngồi kiết-già giữa hư không về phía Nam, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
9) Rồi Mahà Kappina (Ðại Kiếp-tân-na) khởi lên ý nghĩ: "Nay Thế Tôn đang trú ở đâu?"
10) Với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Mahà Kappina thấy Thế Tôn...,... toàn thân phun lửa. Thấy vậy, như nhà lực sĩ...,... cũng vậy biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Rồi Tôn giả Mahà Kappina ngồi kiết-già giữa hư không về phía Tây, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
11) Rồi Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà) khởi lên ý nghĩ: "Thế Tôn hiện nay đang trú ở đâu?". Với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Tôn giả Anuruddha thấy...,... hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Rồi Tôn giả Anuraddha ngồi kiết-già giữa hư không về phía Bắc, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
12) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna nói lên bài kệ với Phạm thiên ấy:
Này Hiền giả, hôm nay,
Người còn giữ tà kiến
Như tà kiến của Ông,
Ðã gìn giữ thời xưa.
Ông có thấy hào quang
Siêu việt Phạm thiên giới?
13) (Phạm thiên ấy):
Này Thân hữu, nay tôi
Không còn giữ tà kiến,
Như tà kiến của tôi,
Ðã gìn giữ thời xưa.
Tôi có thấy hào quang,
Siêu việt Phạm thiên giới,
Làm sao tôi chấp nhận:
"Tôi là thường, là hằng"?
14) Rồi Thế Tôn sau khi làm cho Phạm thiên ấy dao động, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất tại Phạm thiên giới ấy và hiện ra ở Jetavana.
15) Rồi Phạm thiên ấy gọi một Phạm thiên chúng:
-- Này Tôn giả, hãy đi đến Tôn giả Mahà Moggallàna; sau khi đến, thưa với Tôn giả Mahà Moggallàna: "Thưa Tôn giả Moggallàna, bậc Thế Tôn ấy có những vị đệ tử nào khác, cũng có thần lực, cũng có uy đức như các Tôn giả Moggallàna, Kassapa, Kappina và Anuruddha?"
16) -- Thưa vâng, Tôn giả.
Phạm thiên chúng ấy vâng đáp Phạm thiên ấy và đi đến Tôn giả Mahà Moggallàna.
17) Sau khi đến, vị ấy thưa với Tôn giả Mahà Moggallàna:
-- Thưa Tôn giả Moggallàna, bậc Thế Tôn ấy có những đệ tử nào khác, cũng có thần lực, cũng có uy đức như các Tôn giả Moggallàna, Kassapa, Kappina, Anuruddha?
18) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna nói lên bài kệ với Phạm thiên chúng ấy:
Chứng ba minh thần lực,
Khéo đọc hiểu tâm người,
Bậc lậu tận La-hán,
Ðệ tử Phật rất nhiều.
19) Rồi Phạm thiên chúng ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Mahà Moggallàna nói, đi đến Ðại Phạm thiên; sau khi đến, nói với vị Phạm thiên ấy:
-- Thưa Tôn giả, Tôn giả Mahà Moggallàna nói như sau:
"Chứng ba minh thần lực,
Khéo đọc hiểu tâm người,
Bậc lậu tận La-hán,
Ðệ tử Phật rất nhiều."
20) Phạm thiên chúng ấy nói như vậy. Vị Phạm thiên kia hoan hỷ, tín thọ lời nói của Phạm thiên chúng ấy.
[Hết trích]
Pháp - Phật - Thần Thông - Thiên Giới
Tóm tắt:
Phạm thiên Baka có tà kiến về Vô thường. Phật tới giáo giới Phạm Thiên Baka và nói cho ông biết về tiền kiếp của mình: trong kiếp trước Baka đã có công đức gì để kiếp này nhận được vị trí cao quý. Trong tiền kiếp đó Phật là đệ tử cuả Phạm Thiên Baka, tên là Kappa.
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / IV. Phạm Thiên Baka (S.i.142) ] :
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: "Ðây là thường. Ðây là thường hằng. Ðây là thường trú. Ðây là viên mãn. Ðây là bất động. Ðây là không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Và ở ngoài đây ra, không có một sự giải thoát nào khác".
3) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Phạm thiên Baka. Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất ở Jetavana (Thắng Lâm) và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
4) Phạm Thiên Baka thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền bạch Thế Tôn:
-- Hãy đến đây, Tôn giả ! Ðón chào mừng Tôn giả! Thưa Tôn giả, đã từ lâu Tôn giả tạo ra cơ hội này, tức là đến đây. Thưa Tôn giả, đây là thường. Ðây là thường hằng. Ðây là thường trú. Ðây là viên mãn. Ðây là bất động. Ðây là không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi. Ngoài đây ra, không có một pháp giải thoát nào khác hơn.
5) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Phạm thiên Baka:
-- Ông thật là vô minh, này Phạm thiên Baka! Ông thật là vô minh, này Phạm thiên Baka! Ở đây, cái vô thường lại nói là thường. Cái không thường hằng lại nói là thường hằng. Cái không thường trú lại nói là thường trú. Cái không viên mãn lại nói là viên mãn. Cái không bất động lại nói là bất động. Và ở đây có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói ở đây không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Và có pháp giải thoát khác nữa, lại nói là không có pháp giải thoát nào khác.
6) (Baka):
Này Ngài Gotama,
Bảy hai công đức nghiệp,
Chúng ta ngự thế giới,
Chinh phục sanh và già,
Ðây đời sống cuối cùng,
Thâm hiểu Thánh Vệ-đà,
Ðạt được Phạm thiên vị,
Nhiều người lễ bái ta.
7) (Thế Tôn):
Ngắn thay đời sống này,
Thọ mạng đâu có dài,
Chỉ có Ông, Baka,
Nghĩ rằng thọ mạng dài,
Ta biết thọ mạng Ông,
Này Brahma như vậy,
Khoảng trăm ngàn năm dư,
(Nirabbudànam). (*)
8) (Baka):
Nếu Ngài là Thế Tôn,
Thấy được sự bất tận,
Ngài vượt qua, chinh phục,
Sanh già và sầu muộn,
Giới hạnh thuở xưa ấy,
Nào ích gì cho con,
Hãy nói lên cho con,
Ðể con biết rõ ràng.
9) (Thế Tôn):
Có khá đông nhiều người,
Khát nước và nhiệt não,
Quá khứ Ông cho uống,
Và cứu độ nhiều người.
Chính giới ấy, hạnh ấy
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức
Ta có nhớ như vậy.
Tại bờ sông Sơn Dương,
Khi quần chúng bị bắt,
Ông giải thoát cho họ,
Ông dắt trốn kẻ tù.
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Khi giữa dòng sông Hằng,
Có thuyền bị công hãm,
Bởi loại rắn bạo ngược
Muốn nuốt sống loài Người,
Với sức mạnh thần lực,
Ông chinh phục, giải cứu,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Ta với tên Kappa,
Một thời đệ tử Ông,
Ta được Ông xác nhận,
Bậc thông minh trí tuệ,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
10) (Baka):
Chắc chắn Ngài được biết,
Thọ sanh con như vậy,
Ngài cũng biết người khác,
Vì Ngài, bậc Giác Ngộ.
Như vậy oai đức Ngài,
Chói sáng là như vậy,
Hào quang Ngài sáng chói,
An trú Phạm thiên giới.
[Hết trích]
(*) Theo một bản dịch khác, Phạm thiên Baha đã từng trải trăm ngàn năm trong địa ngục Nirabbuda.
Pháp
Thế giới Phạm thiên – Brahmā Loka , Saṃyutta Nikāya SN6, TPT dịch từ Pāli – 2015
BY THIENDINHTUTAP ON MAY 30, 2015
Thế giới Phạm thiên – Brahmā Loka , Saṃyutta Nikāya SN6
Ghi Chú:
Vũ trụ quan nhà Phật được giải thích vắn tắt ở đây gồm có ba Cõi:
(1) Cõi Dục hay Cõi Tham ái (Kama Loka) là những cõi xứ thấp nhất gồm có Địa ngục, Trái đất và sáu Cõi thiên dục giới.
(2) Cõi Sắc (Rūpa Loka), có hình tướng, là những cõi thiên có vị trí ở giữa.
(3) Cõi Vô Sắc (Arūpa Loka), không có hình tuớng, là những cõi thiên ở trên cùng.
Thế giới Phạm thiên bao gồm (2) và (3).
– Cõi Vô Sắc là nơi cư trú của những Phạm thiên vô sắc, những thiên giả đã chứng bốn cấp thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Những vị này sống rất lâu, thọ mạng có thể lâu đến nhiều đại kiếp (hay ‘kappa’ là một đơn vị thời gian rất lâu xa, không thể tính được, ví như gấp nhiều lần số cát sông Hằng ở Ấn độ). Tuy thế họ vẫn còn có thể rơi xuống những cõi thấp hơn khi thọ mạng chấm dứt do đã thụ hưởng hết phần công đức của mình. Những thiên giả này không có hình thể vật chất hay nơi chốn rõ ràng, không có khả năng học/nghe pháp, và cũng không hề giao tiếp với những cõi xứ khác.
– Cõi Sắc bao gồm Tịnh cư thiên (Suddhāvāsā Devā), cõi xứ Bṛhatphala, cõi xứ Subhakṛtsna, cõi xứ Quang minh thiên (Quang âm thiên /Ābhassarā Devā), và cõi xứ Phạm thiên.
(2.1) Trong Tịnh cư thiên, chư vị Bích chi Phạm thiên (Pacceka Brahmā) là những Tu sĩ hay những Cư sĩ đã chứng quả Nhất lai (A na hàm/Anāgāmi) dưới thời các Đức Phật chánh toàn giác và đã được hoá sanh về nơi đây. Họ tiếp tục sống trong cõi xứ của mình và tu tập qủa vị A la hán cho đến khi thành đạt, có thể kéo dài trong nhiều đại kiếp.
Những Bích chi Phạm thiên cũng thường hay xuất hiện xuống những cõi xứ thấp hơn trong thời gian ngắn, để trông chừng, bảo vệ và cố vấn cho những chúng sanh khác.
Phương pháp tốt nhất để trở thành Bích chi Phạm thiên và A la hán là tu tập theo Trung bộ Kinh Niệm Xứ MN10: Satipaṭṭhāna Sutta và Trường bộ Kinh Đại Niệm Xứ DN22: Mahasatipaṭṭhāna Sutta.
Trong Tăng chi bộ Kinh AN9.36: Jhana Sutta, Đức Phật nói: ‘Dứt trừ hoàn toàn năm Hạ Kiết sử (Ngã kiến/thân kiến hay quan điểm sai lầm về thân, Giới cấm thủ hay những cúng tế lễ lộc mê tín, Nghi ngờ chánh pháp, Tham lam, Sân hận/thù oán), hành giả được tái sinh (về Tịnh cư thiên), hoàn toàn tự do, không còn trở lại nơi nào khác từ thế giới đó’.
Những đoạn cuối trong Trường bộ Kinh DN14: Mahāpadāna Sutta có mô tả một lần Đức Phật đã lên thăm năm cõi xứ trong Tịnh cư thiên. Nơi đó chư vị Bích chi Phạm thiên, từ thời Đức Phật Vipassī 91 đại kiếp về trước, từ thời Đức Phật Sikhī 31 đại kiếp về trước, từ thời năm Đức Phật kế tiếp, tất cả đều ra nghênh đón Đức Phật.
(2.2) Cõi xứ Bṛhatphala là quê hương của những vị Phạm thiên đã chứng Tứ thiền, đặc biệt tâm rất thanh tịnh. Những thiên giả này thường tu tập định vô tưởng để loại hết những khổ đau và sống trong trạng thái vô tưởng này. Nhưng khi mãn kiếp họ có thể tái sinh về những cõi xứ khác và trở lại trạng thái bình thường.
(2.3) Trong Cõi xứ Śubhakṛtsna có những thiên giả đã chứng được Tam thiền. Thân họ phát ra ánh sáng một cách đều đặn và sống trong tĩnh lặng. Thọ mạng của thiên chúng này là bốn đại kiếp.
(2.4) Quang minh thiên (Ābhassarā/Quang âm thiên) là nơi những thiên giả đã đạt đến Nhị thiền. Thọ mạng của họ là hai đại kiếp. Trong Kinh Trường bộ DN27: Aggañña, Đức Phật nói với Vāseṭṭha: “Sau một thời gian thế giới này hoại diệt. Khi đó phần đông chúng sanh được tái sanh về Quang Minh Thiên. Nơi đó họ được tâm tạo ra, sống với nguồn hỷ, tự chiếu sáng, du hành qua không gian, sống trong vinh quang trong một thời gian rất dài lâu. Rồi đến một giai đọan chuyển tiếp sau đó, thế giới này bắt đầu thành hình, những chúng sanh mãn kiếp tại Quang Minh Thiên lại tái sanh thành loài người trên qủa đất này”.
Trong Trung bộ Kinh MN127: Anuruddha Sutta, Tôn giả Anuruđha nói với Tôn giả Abiya Kaccāna: ‘Trong một thời gian rất lâu xa, chính tôi đã hội nhập và hàn huyên với những thiên giả Quang minh thiên’.
(2.5) Trong cõi xứ Phạm thiên, những thiên giả lệ thuộc vào Nhất thiền. Thọ mạng của họ là một đại kiếp, hưởng thụ mọi đặc quyền và hạnh vận của mình do những công đức đã tạo dựng từ trước. Những thiên giả này có thể biết được những gì đang xảy ra trong những cõi xứ thấp hơn, nhưng không hay biết gì về những cõi xứ cao hơn xứ sở của mình.
Trong cuối Trung bộ kinh MN99: Subha Sutta, thanh niên Subha có hỏi Đức Phật về con đường dẫn đến cõi Phạm thiên và đã được Đức Phật chỉ dẫn tường tận. Cũng trong Trung bộ Kinh MN 97: Dhānañjāni Sutta, Tôn giả Sāriputta đã viếng thăm Cư sĩ Dhānañjāni đang hấp hối trên giường bệnh, và đã chỉ dẫn cùng phương pháp hướng tâm ‘từ bi hỉ xả’ về cõi Phạm thiên. Cư sĩ Dhānañjāni sau đó được Đức Phật xác nhận đã sinh về cộng trú với chúng Phạm thiên.
Hành giả có thể tu tập theo những phép quán hướng tâm ‘từ bi hỉ xả’ đến mọi phương xứ, không sân hận thù oán đến muôn loài chúng sanh để được sinh về cõi xứ Phạm thiên.
Kinh trường bộ DN1: Brahmajāla Sutta có đề cập về trường hợp một thiên giả trong cõi xứ Quang minh thiên khi mãn kiếp đã được tái sanh như kẻ đầu tiên về cõi xứ Phạm thiên đang còn trống vắng không một bóng dáng nào khác. Nơi đó ông ta tận hưởng cuộc sống thanh nhàn trong một thời gian rất lâu xa. Nhưng vì đã sống đơn độc trong thời gian dài lâu, ông ta tự cảm thấy lẻ loi và giao động. Từ đó ông ta mong mỏi những chúng sanh khác về nơi đó cùng chung sống với ông ta. Ông ta được mãn nguyện về điều này. Rồi ông ta lại phát sinh ý nghĩ: ‘Ta là Phạm thiên vĩ đại nhất, là Thượng đế, là Đấng sáng tạo, tất cả những thiên giả đến sau này đếu do ta tạo ra vì lý do chính ta đã mong ước được như vậy’.
Vị Phạm thiên đầu tiên này lại có được thọ mạng lâu dài hơn, diện mạo xinh đẹp tốt tướng hơn, uy quyền nhiều hơn những Phạm thiên khác. Rồi những Phạm thiên khác cũng nghĩ rằng chúng ta được tạo ra từ vị Phạm thiên này bởi vì chúng ta đến sau ông ta.
Cho đến lúc một Phạm thiên nơi đó mãn kiếp và được tái sinh về trái đất này. Người đó rời nhà sống ẩn dật vô gia cư. Qua sự chuyên cần và trầm tư mặc tưỡng, ông ta nhập vào thiền định khá sâu khiến ông ta có thể nhớ lại được kiếp sống ngay trước kiếp này. Sau đó ông ta đi loan truyền với thiên hạ: ‘Này chúng dân, tất cà chúng đều được sinh ra từ vị Trời ấy, vị Đại Phạm thiên, Thượng đế, Đấng sáng tạo! Vị ấy thường hằng, sống vĩnh cửu, trong khi chúng ta những người bình thường thì không được như vậy’.
Đây là một trong những đoạn kinh ấn tượng, nói về sự vô thường (anicca): tất cả phải chịu sự biến hoại, không có gì là trường tồn vĩnh cửu. Ý niệm ‘vô thần quyền’ này được xem như quan điểm ‘vô Thượng đế hay không có Đấng sáng tạo’ trong niềm tin Nhà Phật.
Bất cứ một Đấng Như Lai nào cũng đều được xem như là vị Thầy của Trời và Người. Ý nghĩa này được làm sáng tỏ trong những bài Kinh sau đây.
Tin hay không? Trong Tăng chi bộ Kinh AN3.65: Kalama Sutta, Đức Phật đã có lời khuyên: “Đừng chạy theo những gì được nghe đi nghe lại, hoặc bởi truyền thống, bởi lời đồn đại, bởi kinh sách, bởi phỏng đoán, bởi suy diễn, bởi tương tự, bởi thiên kiến, bởi sự khả thi, hoặc bởi nghĩ rằng: ‘Vì nhà sư này là Thầy của mình’. Tuy nhiên, khi chính bản thân mình hiểu rõ rằng: ‘Những điều này là tốt lành, không tội lỗi, được người trí khen ngợi, nếu được nhận lãnh và chu toàn, sẽ đem lại phúc lợi và an lạc’. Do đó hãy hội nhập và sống mái với chúng”.
Nguồn: kinhnikaaya.wordpress.com
Nghiên cứu
Tượng Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tầu |
[Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / II. Cung Kính] :
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới thành đạo.
2) Và Thế Tôn trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật là khó khăn, sống không có cung kính, không có vâng lời. Vậy Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn".
3) Rồi Thế Tôn, suy nghĩ: "Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm thiên, giữa các Sa-môn, giữa quần chúng loài Trời hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, với giới uẩn cụ túc, tốt đẹp hơn Ta mà Ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ".
4) "Với mục đích làm cho đầy đủ định uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn khác..."
5) "Với mục đích làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa được đầy đủ..."
6) " Với mục đích làm cho đầy đủ giải thoát uẩn chưa được đầy đủ..."
7) "Với mục đích làm cho đầy đủ giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm thiên, giữa quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, giữa loài Trời hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, với giải thoát tri kiến uẩn tốt đẹp hơn Ta mà Ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ".
8) "Với pháp này, Ta đã chánh đẳng giác, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ pháp này".
9) Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm tư của mình biết được tâm tư của Thế Tôn, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
10) Rồi Phạm thiên Sahamapati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
11) -- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn, trong thời quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, chư Thế Tôn ấy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào (Chánh) pháp. Bạch Thế Tôn, trong thời vị lai, các vị ấy sẽ thành A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, chư Thế Tôn ấy sẽ cung kính, tôn trọng và sẽ sống y chỉ vào (Chánh) pháp. Bạch Thế Tôn, mong rằng trong thời hiện tại, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác cũng cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào (Chánh) pháp.
12) Phạm thiên Sahampati nói như vậy, sau khi nói như vậy, lại nói thêm như sau:
Chư Phật thời quá khứ,
Chư Phật thời vị lai,
Và đức Phật hiện tại,
Ðoạn sầu muộn nhiều người.
Tất cả các vị ấy,
Ðã, đang và sẽ sống,
Cung kính và tôn trọng,
Pháp chơn chánh vi diệu,
Pháp nhĩ là như vậy,
Ðối với chư Phật-đà.
Do vậy, muốn lợi ích,
Ước vọng làm Ðại nhân,
Hãy cung kính, tôn trọng
Pháp chơn chánh vi diệu,
Hãy ghi nhớ giáo pháp,
Chư Phật Chánh Ðẳng Giác.
[Hết trích]
Pháp
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / I. Thỉnh Cầu (S.i. 136) ] :
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới thành đạo.
2) Rồi Thế Tôn, trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên:
3) "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới cảm nhận! Còn quần chúng này ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy định lý này, tức là y duyên tánh duyên khởi pháp. Thật khó thấy định lý này, tức là tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ bỏ, ái tận, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, như vậy thật mệt mỏi cho Ta, như vậy thật bực phiền cho Ta."
4) Rồi những bài kệ vi diệu này, từ trước chưa từng được nghe, được Thế Tôn nói lên:
Pháp Ta chứng khó khăn,
Sao nay Ta nói lên?
Tham, sân chi phối ai,
Khó chứng ngộ pháp này.
Pháp này đi ngược dòng,
Vi diệu và thâm sâu,
Khó thấy, rất vi tế.
Những ai ưa ái dục,
Bị vô minh bao phủ,
Rất khó thấy pháp này.
5) Thế Tôn với suy tư như vậy, tâm hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp.
6) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được tâm tư Thế Tôn nhờ tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Thật sự thế giới bị tiêu diệt, thật sự thế giới bị diệt vong, nếu tâm Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp".
7) Rồi Phạm thiên Sahampati, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
8) Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y trên một bên vai, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu được nghe những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp.
9) Phạm thiên Sahampati nói lên như vậy. Nói xong như vậy, vị ấy lại nói thêm như sau:
Tại xứ Magadha,
Thuở trước có hiện ra,
Tà pháp không thanh tịnh,
Do uế tâm suy diễn.
Mở cửa bất tử này,
Ðể họ được nghe pháp,
Do bậc Thánh vô uế,
Ðã chơn chánh giác ngộ.
Như đứng trên tảng đá,
Tại đỉnh một núi cao,
Ðưa mắt nhìn xung quanh,
Quần chúng dưới chân mình.
Cũng vậy, Ngài Thiện Thệ,
Leo lên lầu Chánh pháp,
Biến nhãn, không sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh
Bị ưu tư sầu khổ,
Bị sanh già áp bức.
Anh hùng, hãy đứng lên,
Bậc Chiến thắng chiến trường,
Vị Trưởng đoàn lữ khách,
Ðấng Thoát ly nợ nần,
Thế Tôn hãy thuyết pháp,
Bộ hành khắp thế gian,
Có người nhờ được nghe,
Sẽ thâm hiểu diệu nghĩa.
10) Rồi Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Phạm thiên, vì lòng thương xót đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn.
11) Thế Tôn trong khi nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.
12) Ví như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.
13) Thấy vậy, Ngài trả lời cho Phạm thiên Sahampati với những bài kệ:
Hãy rộng mở cho họ,
Cửa trường sanh bất tử,
Hỡi những ai có tai,
Hãy giải thoát tà tín,
Ý thức sự nguy hại,
Ta sẽ có thuyết giảng
Pháp tốt đẹp vi diệu,
Giữa nhân loại, chúng sanh,
Ôi Phạm thiên Sahampati!
14) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được: "Ta đã tạo ra cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", nên đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ ấy.
[Hết trích]
Pháp
Theo quan niệm của Hindu giáo, Phạm thiên hay Đại Phạm thiên là vị thần sáng tạo của vũ trụ này, giống như Thượng đế hay Sáng tạo chủ. Vị thần Brahmā là một trong ba vị thần nổi tiếng của đạo Hindu. Brahmā là cha của Manu, con người đầu tiên trên thế gian này và từ đó loài người được sinh ra. Do đó, Phạm thiên được tôn thờ như là đấng Sáng tạo, sinh ra loài người. Hình tượng Phạm thiên trong Hindu giáo luôn là một vị thần có bốn mặt và bốn cánh tay. Bốn mặt chính là tượng trưng cho bốn bộ Veda (1) và bốn cánh tay đại diện cho bốn hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc). Không giống như nhiều vị thần Hindu khác, thần Brahmā không mang bất kỳ vũ khí nào. Trong tín ngưỡng của người Thái, hình tượng thần Brahmā với bốn mặt và tám tay.
Riêng về Phật giáo, Phạm thiên là vị đã chứng đắc được các tầng thiền định, nếu không bị hoại thiền, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được tái sanh lên các tầng trời Sắc giới tương ứng với tầng thiền mình đã chứng đắc.
Theo Vũ trụ quan Phật giáo, thế giới sinh diệt theo luật Nhân quả, không do đấng nào sáng tạo ra cả. Và Brahmā chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong một chu kỳ thế giới này, nên tưởng rằng mình là sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế. Brahmā cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả chi phối, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahmā cũng thế.
Chính trong kinh Phạm võng, Đức Thế Tôn đã kể lại rằng, khi thế giới này tiêu hoại xong, một thế giới mới mẻ được tạo thành và lúc đó trên tầng Phạm thiên giới có một vị Phạm thiên xuất hiện trước tiên, sống một mình tại đây, vị ấy được gọi là Đại Phạm thiên. Vì sanh ra trước nhất nên vị ấy nghĩ rằng: “Ta là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Những loài hữu tình ấy do chính ta sanh ra”(2). Vị Phạm thiên đầu tiên này lại có được thọ mạng lâu dài hơn, diện mạo xinh đẹp tốt tướng hơn, uy quyền nhiều hơn những Phạm thiên khác. Rồi những Phạm thiên khác cũng nghĩ rằng chúng ta được tạo ra từ vị Phạm thiên này bởi vì chúng ta đến sau vị ấy.
Đại Phạm thiên cũng như chư Phạm thiên khác không hẳn phải là bậc Dự lưu hay đang trên đường đi đến giác ngộ mà sự tái sanh của họ tùy thuộc nhiều vào lòng tịnh tín đối với Phật, Pháp và Tăng(3). Không cần phải là đệ tử của Phật mới được sanh lên cõi Phạm thiên; có rất nhiều trường hợp ghi lại rằng các môn đệ của các ngoại đạo sư cũng được sanh lên cõi Phạm thiên nhờ theo giáo pháp của chư vị ấy, các vị ngoại đạo sư ấy được biết đến là: Sunettto, Mūgapakkha, Aranemi, Kuddālaka, Hatthipāla, Jotipāla(4). Các kinh Bổn sanh có kể lại nhiều chuyện của các ẩn sĩ hành thiền quán, đắc thiền chứng và tái sanh lên cõi Phạm thiên. Một số Phạm thiên như Baka đã từng khởi lên tà kiến chấp rằng thế giới họ thường hằng; trong khi cũng như tất cả các thế giới khác, cõi Thiên sẽ bị biến hoại và đoạn diệt (5).
Có nhiều bản kinh Phật ghi lại sự hiện diện của Phạm thiên. Tuy nhiên, nổi tiếng và có sức quan trọng nhất là sự thỉnh cầu Đức Thế Tôn truyền bá giáo pháp của Phạm thiên Sahampati. Thuở ấy, sau khi trải qua bảy tuần lễ thọ hưởng sự an lạc của giải thoát trong khu vực gần Đại thọ Bồ-đề, Đức Phật rời khỏi chỗ ngồi dưới cội cây Rājāyatana và lại trở về cội cây si Ajapāla. Sau khi ngồi kiết-già dưới cội cây ấy trong cảnh vắng vẻ, Đức Phật đã khởi lên ý nghĩ: “Giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm sâu huyền diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, chỉ còn bậc thiện trí mới thấu hiểu. Chúng sanh còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần. Nếu Như Lai truyền dạy giáo pháp ấy, kẻ khác ắt không thể hiểu được. Thật là phí công vô ích”. Biết được ý nghĩ của Đức Thế Tôn, Phạm thiên Sahampati sợ rằng, nếu Đức Phật quyết định không đi truyền bá giáo pháp, và, vì chúng sanh không nghe được pháp diệt khổ thì thế gian sẽ bị tiêu vong nên đã xuất hiện và thỉnh nguyện Đức Thế Tôn truyền bá giáo pháp: “Bạch Đức Thế Tôn, cầu xin Ngài hãy truyền dạy giáo pháp! Có những chúng sanh bị ít nhiều cát bụi vướng trong mắt, nếu không được nghe giáo pháp của Phật sẽ bị trầm luân sa đọa. Nhưng họ cũng có thể ngộ được chân lý”(6).
Do lời thỉnh cầu của Phạm thiên Sahampati, Thế Tôn đã chấp nhận tuyên thuyết giáo pháp bất tử đến cho chúng sanh, những người hữu duyên nên tế độ. Và đây cũng là một trong những thường pháp của chư Phật. Trước khi Đức Thế Tôn thuyết pháp đầu tiên phải có vị Đại Phạm thiên thỉnh cầu(7). Lý giải nguyên nhân: Phạm thiên là một vị tôn quý tột bậc trong quan niệm Bà-la-môn, cả về phước đức, phẩm hạnh, quyền năng và trí tuệ, là vị vua cai quản cả cõi trời và cõi người. Vua cõi trời và cõi người mà còn biết cung kính Phật, thỉnh cầu Đức Thế Tôn thuyết pháp như thế thì chúng sinh sẽ nhận ra đâu là con đường chân chánh để quay về.
Trường hợp thân mẫu ngài Sāriputta, bà Sārī cũng vậy. Trước khi viên tịch, Tôn giả đã trở lại quê nhà để tế độ mẫu thân. Vào đêm cuối, chư vị Thiên vương, Thiên chủ, Phạm thiên lần lượt hiện xuống để kính lễ Tôn giả. Sau khi các vị Thiên chủ đã ra đi, thân mẫu vội vàng vào phòng của Tôn giả để hỏi thăm về những vị trời ấy. Tôn giả đã từ tốn giải thích đó là những vị trời nào, sự hộ pháp của họ ra sao, đã hầu hạ Đức Phật trong lúc Đản sanh, thưa thỉnh Đức Thế Tôn chuyển pháp luân lúc mới Thành đạo như thế nào… Nghe xong, bà vô cùng kính phục, không ngờ con của mình cao cả đến độ các vị trời cao quý, ngay cả đến Đại phạm thiên, Brahmā, vị trời cao cả nhất, tối thượng nhất mà cả xã hội cũng như bản thân bà luôn kính ngưỡng phụng thờ, cầu nguyện hàng trăm năm nay lại là đệ tử của Đức Thế Tôn. Bà liền phát khởi tín tâm, suy nghĩ: “Nếu oai lực của người con trai mình như thế thì oai lực vô biên của Đức Thế Tôn còn to lớn biết chừng nào!”. Bằng sự kính ngưỡng cao cả chưa từng có, đồng thời nghe xong bài pháp ngắn về công đức Phật, Pháp, Tăng của Tôn giả, toàn thể châu thân bà Sārī rúng động, tin sâu Tam bảo, hoan hỷ và an lạc phát sinh, chứng đắc quả vị Tu-đà-hoàn.
Trong sự kiện Đản sanh, khi Bồ-tát rời khỏi bụng mẹ, bốn vị Đại Phạm thiên, những bậc đã xa lìa phiền não, đón nhận Bồ-tát trong một tấm lưới vàng lúc Ngài sanh ra. Rồi họ đặt Ngài trước mặt hoàng hậu và nói rằng: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ. Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân”(8). Còn nhiều sự kiện khác được ghi lại sự hiện diện của các vị Phạm thiên, Đại Phạm thiên trong kinh điển nhưng các vị ấy đều không bao giờ nhận mình là Thượng đế cả, thậm chí Phạm thiên Sahampati còn khuyến khích người nữ Bà-la-môn từ bỏ cúng tế Phạm thiên. Đó là trường hợp thân mẫu của Tôn giả Brahmadeva. Vào một sáng nọ, Tôn giả đi khất thực ngang nhà mẫu thân, nhưng bà đang lo chăm chú cúng tế Phạm thiên, thấy vậy Phạm thiên Sahampati hiện xuống và nói với bà rằng, vị xứng đáng để cúng dường chính là Tôn giả Brahmadeva(9).
Tóm lại, Đại Phạm thiên hay Phạm thiên nói chung, theo quan niệm của Phật giáo cũng chỉ là vị thiên có oai đức hơn chúng sanh cõi thấp hơn mà thôi; không phải là đấng Sáng tạo hay là Thượng đế sinh ra muôn loài. Đừng lầm lẫn vị Phạm thiên cao quý với đức lành tứ vô lượng tâm để rồi cầu xin, mong cứu rỗi, ban phước lành. Phật giáo không chủ trương cầu xin và cũng không ai cho nếu như chúng ta không tự làm. Vì thế, hãy tự mình cứu lấy bản thân mình chứ đừng mong cầu ai phù hộ, vì chính bản thân họ chưa chắc đã được hạnh phúc tuyệt đối.
Samādhipuñño Định Phúc
Nguồn: giacngo.vn
___________
Chú thích:
1) Bốn bộ Veda: (1) Rig Veda: ca tụng các vị thần; (2) Sama Veda: thần chú trong nghi lễ; (3) Yayur Veda: những nghi lễ khác; và (4) Atharva Veda: giảng rộng về các bộ kinh kia.2) D.i.19 (Brahmajālasutta).
3) VibhA.437f.
4) A.iii.371 (Dhammikasutta).
5) M.i.327 (Brahmanimantanikasutta).
6) M.i.169 (Ariyapariyesanāsutta)
7) BvA.298
8) D.ii.15 (Mahānidānasutta).
9) S.i.140 (Brahmadevasutta).
Nghiên cứu
Tóm tắt:
Ác ma muốn làm cho Tỷ-kheo-ni Uppalavannà run sợ khi bà đi vào rừng thiền định. Tỷ-kheo-ni Uppalavannà là bậc A-la-hán có thần thông (bà là Đệ nhất thần thông trong hàng Tỷ kheo ny: “Trong các vị nữ đệ tử... đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavannà.” - kinh Tăng Chi Bộ / Chương một pháp / XIV. Phẩm Người Tối Thắng). Bà biết đây là Ác ma, liền cảnh cáo: "Ta có thể biến mất, Hay vào bụng các Ông".
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [05] Chương V. Tương Ưng Tỷ Kheo Ni / V. Uppalavannà (S.i.131) ] :
1) Nhân duyên Sàvatthi.
Rồi Tỷ-kheo-ni Uppalavannà vào buổi sáng đắp y... và đứng dưới gốc cây tala có trổ hoa.
2) Ác ma muốn làm cho Tỷ-kheo-ni Uppalavannà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến Tỷ-kheo-ni Uppalavannà.
3) Sau khi đến, Ác ma nói lên bài kệ này với Tỷ-kheo-ni Uppalavannà:
Này nàng Tỷ-kheo-ni,
Dưới gốc cây tala,
Ðang nở nụ trăm hoa,
Nàng đến đứng một mình,
Nhan sắc Nàng tuyệt đẹp,
Không ai dám sánh bằng!
Tại đây Nàng đã đến,
Trong tư thế như vậy,
Nàng ngu dại kia ơi,
Không sợ cám dỗ sao?
4) Tỷ-kheo-ni Uppalavannà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay là không phải người?"
5) Tỷ-kheo-ni Uppalavannà suy nghĩ: "Ðây là Ác ma... đã nói lên bài kệ đó."
6) Tỷ-kheo-ni Uppalavannà biết được : "Ðây là Ác ma", liền trả lời với bài kệ:
Trăm ngàn người cám dỗ,
Có đến đây như Ông,
Mảy lông ta không động,
Ta không gì sợ hãi.
Ác ma, ta không sợ,
Ta đứng đây một mình,
Ta có thể biến mất,
Hay vào bụng các Ông.
Ta đứng giữa hàng mi,
Ông không thấy ta được.
Với tâm khéo khiếp phục,
Thần túc khéo tu trì,
Ta thoát mọi trói buộc,
Ta đâu có sợ Ông?
Này Hiền giả Ác ma!
7) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Uppalavannà đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
[Hết trích]
Pháp
Tóm tắt:
Các con gái Ác ma thấy cha buồn khổ vì thất bại trước Đức Phật, liền kéo nhau đến dở trò quấy rối hòng lung lạc Phật. Các con gái Ác ma bị thất bại, đi đến gặp Ác ma bị Ác ma mắng "Các Ngươi thật kẻ ngu".
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [04] Chương IV. Tương Ưng Ác Ma / III. Phẩm Thứ Ba / V. Những Người Con Gái (S.i,124) ] :
1) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục, đi đến Ác ma, sau khi đến, nói lên bài kệ này với Ác ma:
Cha thân yêu, sao cha
Lại thất vọng như vậy?
Vì ai, vì người nào,
Khiến cha phải sầu muộn?
Chúng con với ái dục,
Sử dụng như bẫy mồi,
Sẽ buộc chặt họ lại,
Như buộc chặt voi rừng,
Và dẫn họ đến cha,
Khiến họ quy phục cha.
2) (Ác ma):
Bậc La-hán, Thiện Thệ,
Bậc Chánh Giác ở đời,
Không dễ dùng ái dục,
Khéo nhiếp phục vị ấy.
Vị ấy đã vượt qua,
Lãnh vực của Ác ma,
Do vậy, ta sầu não,
Buồn phiền đến cực độ.
3) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc, và Tham dục đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, chúng con xin hầu hạ dưới chân Ngài.
Nhưng Thế Tôn không chú ý đến, vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
4) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi qua phía một bên và suy nghĩ như sau: "Sở thích của con người cao thấp khác nhau. Vậy chúng ta biến hình thành một trăm thiếu nữ".
5) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục, sau khi biến hình thành một trăm thiếu nữ, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, chúng con xin hầu hạ dưới chân Ngài.
Nhưng Thế Tôn không chú ý đến, vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
6) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi qua phía một bên và suy nghĩ như sau: "Sở thích của con người cao thấp khác nhau. Vậy chúng ta hãy biến hình thành một trăm thiếu phụ chưa sanh con".
7) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục sau khi biến thành một trăm thiếu phụ chưa sanh con, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, chúng con xin hầu hạ dưới chân Ngài.
Nhưng Thế Tôn không chú ý đến, vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
8) Rồi các nữ ma Khát ái...,... sau khi biến hình thành một thiếu phụ đã sanh một con, đi đến Thế Tôn...,... vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
9) Rồi các nữ ma Khát ái...,... sau khi biến hình thành một thiếu phụ đã sanh hai con, đi đến Thế Tôn...,... vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
10) Rồi các nữ ma Khát ái...,.... sau khi biến hình thành một thiếu phụ trung niên, đi đến Thế Tôn...,... vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
11) Rồi các nữ ma Khát ái...,... sau khi biến hình thành một phụ nữ lớn tuổi, đi đến Thế Tôn...,... Vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
12) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi qua một bên và nói như sau:
-- Cha chúng ta nói thật đúng sự thật:
Bậc La-hán, Thiện Thệ,
Bậc Chánh Giác ở đời,
Không dễ dùng ái dục,
Khéo nhiếp phục vị ấy.
Vị ấy đã vượt qua,
Quyền lực của Ác ma,
Do vậy ta sầu não,
Buồn phiền đến cực độ.
13) Nếu chúng ta tấn công với phương tiện này, một Sa-môn hay Bà-la-môn nào chưa ly ái dục, người ấy sẽ bể tim, hay miệng hộc máu nóng, hay bị loạn tâm, hay bị cuồng ý. Ví như một cây lau xanh bị gặt hái sẽ héo hắt, khô cằn, tiều tụy. Cũng vậy, người ấy sẽ héo hắt, khô cằn, tiều tụy.
14) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi đến Thế Tôn; sau khi đi đến, liền đứng một bên.
15) Ðứng một bên, nữ ma Khát ái nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Với tâm tư sầu muộn,
Ngài Thiền tư trong rừng,
Vì tài sản hao mòn,
Hay vì thèm tài sản?
Có thể tại xóm làng,
Ngài đã gây tội phạm,
Sao Ngài không làm thân
Với bà con xóm giềng?
Sao Ngài không có thể
Làm bạn với một ai?
16) (Thế Tôn):
Với mục đích đạt thành,
Với thân tâm an tịnh,
Ta chiến thắng quân binh.
Hình sắc lạc, khả ái.
Ta độc tọa Thiền tư,
Chứng ngộ chơn an lạc,
Do vậy, giữa chúng sanh,
Ta không bạn một ai.
Làm bạn với một ai,
Ðối với Ta không cần.
17) Rồi nữ ma Bất lạc nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Làm sao vị Tỷ-kheo,
Sống giữa nhiều chướng ngại,
Ðã vượt năm bộc lưu,
Lại gắng vượt thứ sáu?
Làm sao Thiền tư được,
Giữa rất nhiều dục tưởng,
Ðược giữ ngoài vị ấy,
Không bắt vị ấy được?
18) (Thế Tôn):
Với thân được khinh an,
Với tâm khéo giải thoát,
Không còn các sở hành,
Chánh niệm, không tham trước,
Biết rõ được Chánh pháp,
Không tầm, tu Thiền định.
Không phẫn nộ, vọng niệm,
Không thụy miên, giải đãi,
Như vậy vị Tỷ-kheo,
Sống giữa nhiều chướng ngại,
Ðã vượt năm bộc lưu,
Lại gắng vượt thứ sáu,
Như vậy tu Thiền tư,
Giữa rất nhiều dục tưởng,
Ðược giữ ngoài vị ấy,
Không bắt vị ấy được.
19) Rồi nữ ma Tham dục, nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Ðoạn tận được khát ái,
Sống giữa các chúng đoàn,
Phần lớn các chúng sanh,
Chắc chắn sẽ sống vậy.
Vị không tham trước này,
Sống từ bỏ đám đông,
Ðoạn tận dẫn quần sanh,
Thoát khỏi Ma vương quốc.
20) (Thế Tôn):
Thật vậy, chư Ðại Hùng,
Thật vậy, chư Như Lai,
Với chơn vi diệu pháp,
Hướng dẫn mọi quần sanh,
Ðược Chánh pháp hướng dẫn,
Dầu có ganh tức gì,
Không thể không biết vậy.
21) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi đến Ác ma.
22) Và Ác ma thấy các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục từ xa đi lại. Thấy vậy, Ác ma liền nói lên bài kệ:
Các Ngươi thật kẻ ngu,
Lấy cành sen phá đá,
Lấy móng tay đào núi,
Lấy răng nhai sắt thép.
Các Ngươi thật giống người,
Lấy đầu húc đá tảng,
Cố gắng tìm chân đứng,
Trong vực thẳm thâm sâu.
Các Ngươi thật giống người,
Lấy ngực đâm lao nhọn.
Thất vọng, các Ông đến,
Giã từ Gotama.
23)
Trong áo xiêm lòe loẹt,
Con gái ma, chúng đến,
Khát ái và Bất lạc,
Cùng với nàng Tham dục.
Bậc Ðạo Sư quét sạch,
Các con gái Ác ma,
Như Thần gió quét sạch,
Các cây lá rơi rụng.
[Hết trích]
Pháp
Tóm tắt:
Ác ma đi theo Phật bảy năm với mục đích tìm ra lỗi lầm của Phật. Không tìm ra được gì, Ác ma tới đấu khẩu nói lý lẽ với Phật và bị thua.[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [04] Chương IV. Tương Ưng Ác Ma / III. Phẩm Thứ Ba / IV. Bảy Năm (S.i,122) ] :
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới cây Ajapàla Nigrodha.
2) Lúc bấy giờ, Ác ma đi theo Thế Tôn trong suốt bảy năm, với hy vọng tìm cho được lỗi lầm, nhưng tìm không được.
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Với tâm tư sầu muộn,
Ngài Thiền tư trong rừng,
Vì tài sản hao mòn,
Hay vì thèm tài sản?
Có thể tại xóm làng,
Ngài đã gây tội phạm.
Sao Ngài không làm thân
Với bà con xóm giềng?
Sao Ngài không có thể
Làm bạn với một ai?
4) (Thế Tôn):
Mọi sầu căn nhổ sạch,
Không tội phạm, Ta Thiền,
Không sầu muộn, Ta Thiền.
Mọi hữu ái, đoạn tận,
Vô lậu, Ta Thiền định,
Này Bà con phóng dật!
5) (Ác ma):
Sự vật được Ngài nói:
"Cái này là của tôi".
Và những người đã nói:
"Cái này chính là tôi".
Nếu ở đây móng ý,
Ðối với sự vật ấy,
Như vậy, này Sa-môn,
Ngài không thoát khỏi ta.
6) (Thế Tôn):
Sự vật được ông nói:
"Cái này không của tôi"
Và những người đã nói:
"Họ không phải là tôi".
Hãy hiểu biết như vậy,
Này kẻ Ác ma kia!
Cho đến Ông không thấy,
Con đường của Ta đi.
7) (Ác ma):
Nếu Ngài chứng ngộ được,
Ðường an toàn bất tử,
Ngài hãy đi một mình.
Sao lại dạy người khác?
8) (Thế Tôn):
Người đi đến bờ kia,
Họ hỏi nước bất tử,
Ðược hỏi, Ta trả lời,
Cảnh giới vô dư y.
9) -- Bạch Thế Tôn, ví như một hồ nước không xa làng hay thị trấn. Tại đấy có một con cua. Rồi bạch Thế Tôn, nhiều người con trai hay người con gái, từ làng ấy đi ra, đi đến hồ nước ấy. Sau khi đến, họ kéo con cua ấy lên khỏi nước và đặt nó trên đất liền. Bạch Thế Tôn, khi nào con cua ấy thò ra cái càng nào, những người con trai hay những người con gái ấy, lấy gậy hay lấy miểng sành chặt đứt, bẻ gãy hay đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy, với mọi càng bị chặt đứt, bẻ gãy, đập nát, không thể bò xuống hồ nước ấy nữa. Ví như lúc trước có những lộn xộn, mâu thuẫn, xuyên tạc gì đã được Thế Tôn chặt đứt, bẻ gẫy, đập nát. Và nay, bạch Thế Tôn, với hy vọng tìm cho được lỗi lầm, con không thể đến gần Thế Tôn được.
10) Rồi Ác ma, trước mặt Thế Tôn, trong nỗi niềm thất vọng, nói lên bài kệ này:
Như quạ liệng hư không,
Thấy đá như miếng mỡ,
Tưởng rằng sẽ tìm được,
Miếng gì mềm và ngon.
Không tìm được gì ngon,
Liền từ đó bay đi,
Như quạ mổ hòn đá,
Thất vọng ta bỏ đi,
Giã từ Gotama.
11) Rồi Ác ma, sau khi nói lên những bài kệ ấy trước mặt Thế Tôn, từ chỗ ấy bỏ đi, rồi ngồi kiết-già trên đất, không xa Thế Tôn, im lặng, hổ ngươi, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, câm miệng, lấy chiếc gậy cào trên đất.
[Hết trích]
Pháp
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [04] Chương IV - Tương Ưng Ác Ma / II. Phẩm Thứ Hai / VIII. Ðoàn Thực (S.i,113) ] :
1) Một thời Thế Tôn trú ở Magadha, tại làng Bà-la-môn tên là Pancasàlà.
2) Lúc bấy giờ, tại làng Bà-la-môn tên là Pancasàlà, lễ trao đổi tặng vật giữa nam nữ thanh niên đang được xảy ra.
3) Rồi Thế Tôn đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát đi vào làng Bà-la- môn Pancasàlà để khất thực.
4) Lúc bấy giờ, các Bà-la-môn gia chủ ở Pancasàlà bị Ác ma xâm nhập và quyết định: "Chớ để Sa-môn Gotama nhận được đồ ăn khất thực".
5) Rồi Thế Tôn đi vào làng Bà-la-môn tên Pancasàlà để khất thực với bình bát rửa sạch như thế nào, cũng đã trở về cùng với bình bát được rửa sạch như vậy.
6) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, Ngài có nhận được đồ ăn khất thực không?
7) -- Này Ác ma, có phải Ông làm cho Ta không nhận được đồ ăn khất thực?
8) -- Vâng bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đi vào làng Bà-la-môn Pancasàlà một lần thứ hai nữa. Và tôi sẽ làm để Thế Tôn nhận được đồ ăn khất thực
(Thế Tôn):
Ác ma làm điều ác,
Ðể tấn công Như Lai,
Này Ác ma, vì sao,
Ông có thể nghĩ rằng,
Ðiều ác Ông hại Ta,
Sẽ không có kết quả.
Chúng ta sống sung sướng,
Những người không có gì,
Như chư Thiên Quang Âm,
Như chư Thiên Quang Âm,
Có hào quang sáng chói,
Lấy hỷ làm đồ ăn.
9) Rồi Ác ma biết được: " Thế Tôn đã biết ta...", liền biến mất tại chỗ ấy.
[Hết trích]
Pháp
[Trích Kinh Trung Bộ / 41. Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta)] :
Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này?
-- Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi pháp chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.
-- Chúng con không thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt!
-- Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Các vị gia chủ Bà-la-môn, ở Sa-la vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo.
Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo.
Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết"; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói đễ sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!" Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: "Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo.
Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết", nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết"; nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!" Người ấy có chánh kiến, không có tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị!" Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia Bà-la-môn... đại phú gia gia chủ!" Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh thân hữu
với chư thiên Tứ thiên vương...
... với chư thiên cõi trời Ba mươi ba...
...với chư thiên Dạ ma...
... với chư thiên Ðâu-suất-đà...
... với chư thiên Hóa lạc...
... với chư thiên Tha hóa tự tại...
... với chư thiên Phạm chúng...
... với chư thiên Quang thiên...
... với chư thiên Thiểu Quang thiên...
... với chư thiên Vô lượng quang thiên...
... với chư thiên Quang âm thiên...
... với chư thiên Tịnh thiên...
... với chư thiên Thiểu tịnh thiên...
... với chư thiên Vô lượng tịnh thiên...
... với chư thiên Biến tịnh thiên...
... với chư thiên Quảng quả thiên...
... với chư thiên Vô phiền thiên...
... với chư thiên Vô nhiệt thiên...
... với chư thiên Thiện hiện thiên...
... với chư thiên Thiện kiến thiên...
... với chư thiên Sắc cứu kính thiên...
... với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên...
... với chư thiên Thức Vô biên xứ thiên...
... với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên...
... với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên!"
Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh thân hữu với chư thiên... Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
[Hết trích]
Pháp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)