Select Menu

hot

Bài đăng nổi bật

TỦ SÁCH PHẬT HỌC DÀNH CHO SMARTPHONE

Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...

Tìm kiếm Blog này

random posts

Ads 180

Ads 180
Bán xe Ford Taurus

Popular Posts

Phật

Tăng

Thần Thông

Thiên Giới

Chùa

Đọa Xứ

Video


Có một lần buổi chiều Ngài Xá Lợi Phất đang ngồi trong hương thất giữa rừng, Ngài nghe tiếng nói bằng thiên nhĩ : “ Hãy cho tôi vào gặp Ngài tôi là mẹ cũ của Ngài kiếp xưa.” 
Đó là tiếng nói của một con ngạ quỷ. Tiếp theo là Ngài nghe tiếng nói của các vị thọ thần hộ pháp, tứ đại hộ pháp của Ngài : “Không, tôn giả đang nhập định, đừng làm phiền tôn giả, ngươi không thích hợp có mặt ở đây đâu.” 
Ngài nghe như vậy lập tức biết liền, Ngài lên tiếng: “Hãy để bà ấy vào, bà ấy là mẹ cũ của ta cách đây năm kiếp, hãy để bà ấy gặp ta “ Khi Ngài lên tiếng như vậy thì vị thọ thần tránh qua một bên. Con ngạ quỷ đó là một xác nữ, gầy ốm xanh xao dị dạng khó nhìn, Ngạ quỷ nói: “Con đói khổ quá, người có thể cứu được con chỉ có mình Ngài thôi. “ 
Ngài nổi tiếng là hạnh tri ân. Trong kinh nói, một ông già hết pin, hết điện cúng cho Ngài một vá cơm về sau đi tu không có ai nhận mà Ngài nhận. Chư tăng hỏi vì sao ai cũng chê mà Ngài nhận, Ngài nói: “Tôi nhận vì hai lý do, thứ nhất tôi thấy ông này trở thành đệ nhất biệt hạnh trong Thanh văn chứ không phải xác phàm. Thứ hai là thời ông còn mạnh khỏe có cúng cho tôi một vá cơm, nhờ vá cơm đó tôi được no một buổi bây giờ đành lòng nào thấy người ta tuổi già không có chỗ dựa nương làm sao tôi làm sao đành lòng.” 
Con quỷ nói : “ Chỉ có Ngài cứu được con “ Ngài trả lời, được rồi ngày mai ta mới giúp được. 
Sáng hôm sau Ngài đi bát, Ngài lấy thực phẩm đem về cúng dường chư tăng. Nên nhớ Ngài không còn gieo nghiệp thiện và nghiệp bất thiện nhưng Ngài vẫn làm việc bố thí bằng tâm Duy tác của vị A-La-Hán, làm không để lại quả báo, nhưng với sự Chú nguyện của Ngài muốn hồi hướng phước bố thí thì chỉ có bố thí mới hồi hướng được. 
Cho nên Ngài đem cái mâm với bình bát thực phẩm về cúng dường cho Phật và chư tăng rồi họ hồi hướng cho người mẹ quá khứ. Và trong vòng 3 giây, kim gió đồng hồ chưa đến giây thứ tư, thì bà lập tức sanh thiên trở lại thành một vị thiên nữ thiên kiều bá mị tuyệt sắc giai nhân hào quang chói lòa. 
Và chưa hết khi Ngài 84 tuổi, xét thấy theo thông lệ chư Phật ba đời, thì đệ nhất Thinh Văn phải Niết-bàn trước bổn sư cho nên Ngài vào lạy Phật xong , rồi Ngài về suy nghĩ, bây giờ Rahula đã tịch trên cõi trời Anna Kondanna đã tịch trong núi sâu với bầy voi rừng, còn ta có một chỗ ta phải về đó là gặp mẹ lần cuối. Mẹ ta là mẹ của bảy vị La-Hán vậy mà giờ này bà vẫn còn tà kiến. Và Ngài thấy rằng bà có duyên đắc Tu Đà Hườn và người độ cho bà phải là Ngài chứ không phải ai khác. 
Thế là trong buổi chiều đó lạy Phật xong Ngài trở về làng xưa. Và mẹ Ngài là một nữ đại gia triệu phú. Sau khi bà sắp xếp chỗ nghỉ đêm cho 500 vị Tỷ Kheo xong bà dọn riêng cái phòng của Ngài Xá Lợi Phất mà bà vẫn để dành đó trong 84 năm qua từ ngày con bà bỏ nhà ra đi. Bà bây giờ đã 120 tuổi. Cứ quét dọn chưng hoa, thay rèm củ kỹ thay nệm rồi thay cái khác, cứ như vậy , bà chờ con 84 năm trời. Bây giờ con 84 tuổi trở về bà vẫn dọn lại cho Ngài căn phòng mà ngày xưa bà sanh Ngài trong phòng đó. 
Chư thiên đế thích Phạm thiên xuống hầu, diện kiến. Trong kinh nói Ngài bị kiết máu, hết bô này đem ra bô khác đem vào. Lúc rạng sáng bà mẹ vào hỏi : “Sao suốt đêm phòng con cứ sáng lòa là sao ? “ Ngài nói: “Phạm Thiên vào hầu “ bà nói: “Trời đất, mẹ thờ Phạm thiên một đời mà sao giờ Phạm thiên xuống hầu con. “ Ngài không nói về Ngài, Ngài chỉ nói : “ Mẹ tưởng tượng đi, Phạm thiên mà xuống hầu tôi thì bậc đạo sư thì còn như thế nào nữa.“
Bà nghe hoan hỉ quá. Ngài thuyết cho bà nghe về Bốn Đế, lập tức bà đắc Tu Đà Hườn. 
Khi đó Ngài quay qua hỏi em ruột là Ngài Cunda: “Bây giờ là canh mấy.”Ngài Cunda thưa: “Dạ canh cuối.” Ngài nói : “Các sư đệ nghe nè, mấy chục năm qua anh em sống chung với nhau, tôi có làm cái gì nói cái gì mà anh em không vui, hãy bỏ quá cho tôi. Bây giờ tôi đi. Và đây là câu nói cuối cùng, các hành là vô thường, ở lại tinh tấn, chớ có dễ ngươi.“ 
Nói xong tôn giả Xá Lợi Phất đệ nhất trí tuệ, người đứng sau bậc đạo sư đã lấy chéo y che mặt mình lại rồi nhập thiền, xuất sơ, nhập nhị xuất nhị, nhập tam xuất tam, nhập tứ, nhiều lượt như vậy và xuất khỏi tứ thiền lần cuối chấm dứt hơi thở và vĩnh viễn ra đi, địa cầu rung động. 
Đó là Ngài Nam mô đại hiếu Xá Lợi Phất là vậy. Bên Bắc Tông thì sửa lại là Mục Kiền Liên. 

Còn ngài Mục Kiền Liên thì sao? Ngài Mục Kiền Liên phải nói là nhân vật số 2 trong thinh văn, nhưng tại sao lúc nảy tôi có ghi một câu rất dễ hiểu lầm đó là chuyện về Ngài Mục Kiền Liên là sao? Mình bất cẩn mình nghe nói gương xấu thì mình coi thường thật ra gương tốt thì người ta bắt chước mà gương xấu là để người ta tránh. 
Tại sao ngài Mục Kiền Liên bị người ta bằm như tương? Vì kiếp xưa Ngài đã có một kiếp tiền thân sợ vợ, Ngài nuôi cha mẹ già mù lòa mà cô vợ tánh tình trời ơi đất hỡi, không chỗ nào xài được. Cứ phải nuôi mẹ chồng nuôi cha chồng mù lòa, nàng khó chịu lắm. Bữa đó, ngài Mục Kiền Liên vắng nhà, cô vợ lấy cơm rải đầy nhà. Ngài Mục Kiền Liên về kêu trời. Cô vợ đổ thừa cho hai ông bà bày biện quăng ném chịu không nỗi, Ngài Mục Kiền Liên nghe như vậy thương cô vợ quá bèn đem cha mẹ vào trong rừng và nói là đi chơi. Vào tới rừng thì Ngài lấy khăn bịt miệng mình lại giả giọng làm ăn cướp hò hét đánh đập hai ông bà. Hai ông bà mù đâu biết gì đâu, bị con đánh hết đòn này đòn khác mà còn nói : “Con chạy đi ba mẹ già rồi chết cũng không sao, con còn trẻ con chạy đi “.
Có chỗ nói là đập hai ông bà chết, có chỗ nói là nghe thương quá đem về nuôi tiếp. Nhưng dầu đem về nuôi tiếp hay là đập cho chết kiểu nào thì cũng là đại trọng nghiệp rồi, vì đó là hai đấng sanh thành. Họ đang sống trong từ vô lượng tâm từ bi với mình mà. 
Cho nên vì tội nghịch thiên bội địa đó Ngài chết rồi bị đọa địa ngục, đời đời sanh ra là cứ bị chết thảm. 
Cuối cùng kiếp chót là đệ nhất thần thông La-Hán vậy mà cũng phải viên tịch kiểu không được đẹp lắm. 

Không hiểu vì đâu mà Bắc tông họ lại thay đổi nội dung, họ lại biến Ngài thành Mục Liên đại hiếu, một vị lục thông mà khi thấy mẹ bị đọa lại đem cơm của loài người đến cho mẹ ăn. Một người học đạo sơ sơ cũng đã biết loài nào ăn thức ăn nấy, làm sao đem cơm của loài người bắt cho Ngạ Quỷ ăn. Cái lạ thứ hai là đã là vị La-Hán mà mẹ không ăn được Ngài bèn khóc. Cái lạ thứ ba không biết cách làm sao để cứu mẹ, bèn chạy về hỏi Phật. Chứ còn bên Nam Tông thì kinh điển nói rất rõ ràng, có nghĩa là vị lục thông thì chuyện đó làm gì không biết. Không biết lý do nào mà họ ém vụ Ngài Xá Lợi Phất là đại trí đại hiếu, họ đẩy ngài xuống hàng ngô nghê ngốc nghếch, còn Ngài Mục Kiền Liên thì họ đẩy trở ngược lại thế đại hiếu Mục Liên. Chỗ này để cho quí vị tự xét. 

Sư Giác Nguyên
(chép lại bài giảng của Sư ngày 19-12-2017)
- -


(Trích các câu giảng của Sư Giác Nguyên từ nhiều bài)

1. Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? Yaṃ kho, bhikkhave, dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ , dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.

====

Có bốn sự thật chúng ta bắt buộc phải thấy. Phải thấy nó bằng trí tuệ giác ngộ để không còn là phàm phu nữa, không còn sanh tử nữa:

1. Sự thật thứ nhứt là mọi hiện hữu ở đời là khổ dầu tất cả những thứ gì đó thuộc về 6 căn hay 6 trần thì hễ hiện hữu ở đời thì nó đều là khổ trực tiếp hay gián tiếp.

2. Sự thật thứ hai nếu mọi thứ ở đời là khổ thì những gì ta thích thú, kiếm tìm, đam mê, hưởng thụ cũng đều là trong khổ hết. Mình thích trong khổ có nghĩa là mình đang kín đáo âm thầm lặng lẽ tạo thêm cái khổ mới.

3. Sự thật thứ ba là nếu muốn hết khổ thì không tiếp tục thích trong khổ nữa.

4. Sự thật thứ tư là khi sống bằng ba nhận thức trên đây là chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ.

===

Chánh kiến thứ nhứt là cái thấy chín chắn về bản chất tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng) của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh.

Chánh kiến thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất.

===

Chánh kiến gồm có 2 câu:

Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến.

Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến.

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909121136&lan=vn

2. Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? Yo kho, bhikkhave, nekkhammasaṅkappo , abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsaṅkappo.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.

===

Chánh tư duy gồm có 3 đó là:

1. Ly dục tư duy

Là lìa bỏ một cách có ý thức, có chủ ý (intentionally), đối với sự cám dỗ của vật chất, của tình cảm, tình dục.

2. Vô sân tư duy

Là không có bất mãn, không có ý thức đối kháng với bất cứ người hay vật ở đời. Tôi nói các vị nghe có hiểu không? Là lìa bỏ tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với người và vật ở đời. Lớn chuyện lắm. Nếu mình không nghe định nghĩa như vậy đó thì mình thấy Bát chánh đạo là chuyện trên mây, chuyện trên trời, chuyện của mấy bậc hiền thánh trên 9 tầng cao. Sai, không phải. Chuyện của chúng mình tại đây và bây giờ là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với muôn loài gồm người và vật.

3. Bất hại tư duy

Là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái xung đột mâu thuẩn đang trên đà bạo lực, bạo động. Là một trạng thái tâm xung đột mâu thuẩn ở mức hành động qua thân và khẩu, phun ra những câu mà làm cho người ta phải máu lệ, ra tay tấn công, triệt hạ, tiêu diệt, chà đạp đối với người, với vật. Không chỉ với người mà còn với vật: giận quá đập bàn, đập ghế, đập chén, đập dĩa, đập máy móc, đốt nhà, liệng đá vô cửa kiếng. Thì cái đó đều là hại tư duy hết. Chứ đừng có nói là “Tôi có làm gì đâu? Tôi chỉ có liệng cục đá vô cửa sổ chứ có gì mà làm gì dữ vậy?" Đó là hại tư duy, có nghĩa là mình biến cái bất mãn đó thành hành động, mình dùng cái tâm thái xung đột và mâu thuẩn ở cái mức độ ngoài kiểm soát, ngoài kềm chế để dẫn đến một cái động thái bằng thể xác, tay chân, hay là bằng ngôn ngữ, lời nói để gây ra cái sự đổ vỡ, tan nát, sụp đổ, hư hao trên người và vật. Thì cái đó được gọi là hại tư duy. Lìa bỏ hại tư duy được gọi là Bất hại tư duy.

Ly dục tư duy, Vô sân tư duy và Bất hại tư duy cộng lại được gọi là Chánh tư duy.

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002230247&lan=vn

3. Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? Yā kho, bhikkhave, musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvācā.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.

4. Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? Yā kho, bhikkhave, pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, abrahmacariyā veramaṇī – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammākammanto.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.

5. Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? Idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvitaṃ kappeti – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāājīvo.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.

6. Katamo ca, bhikkhave, sammāvāyāmo? Idha, bhikkhave, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati,

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati,

với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati,

với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvāyāmo.

với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.

===

Chánh tinh tấn là cái gì? Chánh tinh tấn là nỗ lực đúng chỗ, biến từng phút trong đời trở thành ra là những phút giây giá trị. Một tháng một năm trôi qua là một tháng một năm có giá trị vì một tháng một năm ấy có nỗ lực.

Nỗ lực trong hai điều, bỏ đi cái ác và vun bồi cái thiện. Tứ chánh cần gôm gọn còn có hai điều đó thôi: Nỗ lực bỏ cái gì không cần thiết và vun bồi cái cần thiết. Đó gọi là chánh tinh tấn. Người cư sĩ đương nhiên là cái sự nỗ lực tinh tấn nó không giống người xuất gia. Người xuất gia thì tùy cái hạnh nguyện. Có vị thì tinh tấn để gầy dựng đạo tràng, làm trụ trì, có vị trở thành một thiền sư, có vị trở thành một pháp sư, giảng sư, v.v. Nhưng mà nói chung lại tất cả mọi nỗ lực trong Phật Pháp đều phải nhắm đến hai cái tinh thần: một là tự lợi, đem lại lợi ích cho mình đời này và đời sau; thứ hai là lợi tha, có nghĩa là bất cứ một xuất sử nào của tam nghiệp đều phải có thêm ý nghĩa thứ hai nó mới thật sự là trọn vẹn. Đó là anh làm cái gì lúc nào cũng phải tính đến thiên hạ.

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002201018&lan=vn

Katamā ca, bhikkhave, sammāsati? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ;

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ;

Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ;

Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati.

Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

===

Katamo ca, bhikkhave, sammāsamādhi? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh, nhất tâm.

Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti – ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsamādhī’’ti.

Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định.

===

Định có nhiều cấp:

1. Định của người đắc Sơ thiền, Nhị thiền trở lên là kiên cố Định.

2. Cận Định là Định của người xém đắc. Chỉ còn tí nữa là đắc Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền. Thì cái thiền dẫn nhập đó, thiền thềm ba, thiền mái hiên đó, khả năng đó gọi là Cận, là gần, là Upacāra.

Cận định và Kiên cố định bắt buộc phải có ở người có tu tập thiền định chứ không thể có ở người bình thường.

3. Sát na Định là khả năng tập trung trong tích tắc. Thí dụ như mình đang chạy xe đạp cũng phải có một chút Định trong đó. Khi mình lặt rau, bắt chí, may vá cũng phải có một chút Định trong đó. Định đó là Khanika samādhi là Định tạm thời, Định trong từng khoảnh khắc. Đừng có chê nó. Đúng, nó không bằng 2 Định kia; nhưng nó chính là cái Định mà mình dùng để tu tập Tứ niệm xứ.

Đang đi biết là đang đi, đó là Niệm, nhưng Niệm ở đây nó phải được hỗ trợ từ Định. Định và Niệm không có rời nhau. Cho nên ở trong kinh ghi rất rõ. Từ Thanh tịnh đạo cho đến bộ Vô ngại giải đều nhìn nhận: Muốn đắc đạo thì phải gọi là Pañcindriya samatha, là sự quân bình, sự thăng bằng, sự cân đối của 5 Quyền gồm có Tín Tấn Niệm Định Tuệ.

https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=201912270202&lan=vn

Nguồn: fb Kien Cao-Xuan

-

 


Tại sao tôi chịu khó tôi kể kỹ chuyện của Ngài Ca-diếp? Bởi vì không có Ngài là tụi mình bây giờ là đi hốt rác hết rồi!

Nói đến Ngài MahàKassapa (Maha Ca-Diếp) thì có cái chuyện đặc biệt phải kể.

Cách đây 100 ngàn đại kiếp thì Ngài là một người cư sĩ, thỉnh Đức Phật Padumuttara và Chư Tăng về nhà cúng dường. Thì hôm đó khi Đức Phật và Chư Tăng đang ngồi trong nhà ông thì ông thấy có một Tỳ-kheo ôm bát đi ngoài đường. Ông mới cho người chạy ra thỉnh Ngài vào luôn. Ngài này tướng hảo quang minh, chói ngời mô phạm, đạo cốt tiên phong, đẹp lắm! Nhưng mà khi ra mời thì Ngài từ chối, Ngài nói là:

- Ta chỉ nhận thức ăn trong bát, chứ ta không có vào ngồi ăn bên trong nhà như vậy.

Ông này nghe như vậy thì ông để bát. Xong rồi là Ngài đi. Ông cư sĩ này mới vô hỏi Đức Phật vì sao mà có chuyện đó. Vì sao vị đó không chịu vào đây ngồi dùng chung với Thế Tôn và Chư Tăng mà lại đi kiểu đó? Trong Chú Giải nói rằng Đức Phật lúc đó Ngài cố ý. Cái chuyện vị kia và cả Đức Phật lúc đó đều là do sự sắp đặt hết! Ngài cố ý cho ông thấy vì Ngài biết cái ông cư sĩ này sẽ mê cái hình ảnh đó. Chứ còn cả Đức Phật lẫn cái vị kia đều A-la-hán hết, có ai mà muốn ăn uống gì ba cái vụ kính bái của người ta đâu! Nhưng mà tại vì muốn giúp ông này.

Đức Phật Padumuttara Ngài mới giải thích thế này:

- Như Lai và Chúng Tỳ-kheo thì có thể dùng ngọ ở trong mái che hay ăn trong bát ở ngoài rừng, ngoài bụi cũng được, tùy duyên. Nhưng riêng những vị hạnh đầu đà như vị đó thì người ta chỉ có ăn trong bình bát thôi, đói no, ngon dở, nóng lạnh, hẩm hiu, thì có bao nhiêu đó thôi!

Rồi Ngài mới liên tục Ngài nói Như Lai và Chúng Tỳ-kheo có thể ở trong nhà có mái che, có lợp, có lót, có vách, có phênh, có cửa, có nẻo đàng hoàng, nhưng những Tỳ-kheo như ngươi mới thấy đó, là chỉ có ngoài rừng, ngoài bụi, hang động, gốc cây mà thôi. Như Lai và Chúng Tỳ-kheo, ai may Y sẵn cúng thì nhận cũng được nhưng mà vị Tỳ-kheo hồi nãy thì không, phải tự mình đi lượm. Rồi Ngài nói một hơi về 13 Pháp Đầu Đà.

Ông cư sĩ này ông nghe ông mê quá mê. Từ cái khuynh hướng tâm lý mà ông hết cái để mê, ông lại đi mê cái kiểu tu mà "đoạn trường tân thanh" như vậy mới mệt chứ! Ông cúng dường xong, ông nguyện:

- Mai mốt đời sau con nguyện trở thành một vị Tỳ-kheo giống y chang như vậy trong đời tương lai.

Thế là sau nhiều kiếp luân hồi, thì Ngài đi qua kiếp này kiếp kia, lúc siêu, lúc đọa. Có cái vụ này mới quan trọng: Qua nhiều kiếp luân hồi, lúc siêu, lúc đọa, cũng làm chó heo mèo vịt, làm trùn, làm dế, rồi tùm lum hết, rồi cuối cùng trở lên làm người, đại khái vậy.

Sẵn đây chúng tôi nói luôn là Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, sau khi được thọ ký thì dầu có sa đọa cũng không sanh làm loài nào nhỏ hơn cái nắm tay. Thinh Văn thì bất định nhưng riêng Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác thì sau khi mà được thọ ký dầu có sa đọa cũng không có sanh làm loài nào mà nhỏ hơn cái nắm tay. Độ lớn thì không giới hạn, nhưng mà nhỏ thì không nhỏ dưới cái nắm tay. Vì sao? Vì do cái phước ba-la-mật nâng đỡ. Khi làm cái loài nhỏ quá, cái não trạng của nó có vấn đề. Thí dụ như làm con tôm, con nghêu sò ốc hến, làm con ruồi, con muỗi, .... mang tiếng là chúng sanh mà cái đầu của nó như cục đất vậy đó! Thì do cái phước của Ngài nâng đỡ, dầu có bị đọa cũng không có làm cái loài mà trong Kinh kêu là muội lược như vậy. Do cái phước ba-la-mật nó nâng đỡ. Người có phước ba-la-mật nâng đỡ dầu có bị đọa cũng khác người ta một chút. Phải nhớ ở chỗ này. Cũng giống như người đẹp, dầu có lấm lem lọt xuống hầm phân thì cũng là đẹp.

Trúc xinh trúc mọc đầu đình,

Em xinh em đứng dưới sình cũng xinh!

Thì ở đây có kiếp Ngài làm con này, kiếp làm con kia, mãi cho đến đời Phật Vipassì (Phật Tỳ-ba-thi). Nhắc lại, vị Phật đầu tiên Ngài gặp để nguyện là Phật Padumuttara, vị này là cách nay 100 ngàn đại kiếp. Tất cả Đại Thinh Văn của Thế Tôn đều được vị này thọ ký. Vì sao vị này phải có mặt cách Đức Phật mình tới 100 ngàn đại kiếp? Vì cái thời gian đó là thời gian bắt buộc để cho tất cả những vị Đại Thanh Văn đệ nhất này, đệ nhất kia, họ có đủ thời gian để họ nguyện. Sau khi Ngài Ca-diếp Ngài gặp Phật này xong rồi luân hồi không biết bao nhiêu kiếp, cho đến đời Phật Tỳ-bà-thi (Vipassì) cách đây là 91 đại kiếp thì Ngài Ca-diếp lúc đó Ngài sanh làm một ông Bà-la-môn nghèo. Nghèo coi như là không có cục đất chọi chim, không có miếng đất cắm dùi. Nghèo lắm. Hai vợ chồng chỉ có một miếng vải choàng thôi. Ở dưới thì lấy bắt chước như Trần Minh khố chuối, quấn tầm bậy tầm bạ. Nhưng phần trên khi đi ra ngoài muốn có mặt mũi với người ta, thì hai vợ chồng có cái áo choàng thôi. Lúc đó thiên hạ thái bình, chúng sanh an cư lạc nghiệp, ngủ không cần đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai lượm. Chúng sanh sống đúng như là nằm trâu thổi sáo, mơ đời Thuấn Nghêu, cái thời an bình vậy đó!

Tuy thái bình thịnh trị nhưng mà theo thông lệ xã hội thì đàn ông đi đêm ok còn đàn bà đi đêm thì nó hơi kỳ. Đàn bà con gái con lứa mà đêm hôm lầm lầm lũi lũi thui thủi bước đi trên đường hoang vắng thì cũng kỳ. Cho nên lúc đó những phật tử đi nghe Pháp ban đêm thường là nam. Còn ban ngày thì nữ muốn đi thì đi. Sở dĩ tôi phải dài dòng như vậy để cho bà con đừng có thấy lạ. Ngài Ca-diếp kiếp này sanh vào làm một ông Bà-la-môn nghèo lắm, mà hai vợ chồng chỉ có cái áo choàng thôi,

Trong cái kiếp này Ngài nghèo lắm mà Ngài đi nghe Pháp thì Ngài thích quá. Ngài mới suy nghĩ hoài: "Thiệt tình thấy người ta cúng dường ham quá. Mình thì gia tài có mỗi cái khăn này. Mình đàn ông con trai mình không có choàng thì không sao, chứ còn bà xã của mình sao? Bây giờ cúng dường cái khăn thì khi bả đi chùa bả không có cái gì quấn coi sao được?"

Ngài cứ do dự do dự mãi cho đến nửa đêm thì Ngài quyết định cắn răng Ngài cúng. Ngài càng nhìn Phật là Ngài càng thương càng quý nên Ngài cúng cho Phật. Ngài thấy tắm khăn choàng của mình cũ quá, Ngài không biết Phật có thề dùng nó cho việc gì nên Ngài xếp và để phía trước chỗ Phật ngồi để Phật lau chân. Chỉ vậy thôi!

Trong Kinh nói ông vua đệ tử ruột của Đức Phật, cỡ như ông Cấp-cô-độc vậy đó, đêm đó ông đi nghe Pháp. Ổng nhìn thấy cái miếng vải chùi chân phía trước Đức Phật nó sáng chói lòa! Ông mới ngạc nhiên lắm:

- Bạch Thế Tôn, cái miếng vải này bằng cái chất liệu gì mà đặc biệt quá?

Đức Phật Ngài dạy rằng:

- Bình thường thôi, không có gì đặc biệt hết Đại vương à. Nó chói lòa là vì cái tín tâm của cái người cúng dường đó thôi!

Thì ông vua nghe ông lạ lắm:

- Bạch Thế Tôn, chúng con cũng cúng dường, cũng tín tâm thuần cốt, chúng con cũng thương Phật, quý Phật, kính Phật, trọng Tăng, mà tại sao không có được cái hiện tượng này?

Đức Phật nói:

- Các ngươi cúng dường nhiều thiệt, nhưng mà tính ra cái ông này Đạo Tâm của ông nó thuần cốt, nó đặc biệt lắm. Có thể nó đặc biệt hơn. Gia tài người ta chỉ có một cái mà người ta đã hy hiến trọn vẹn không giữ lại!

Ông vua nghe như vậy ông thương quá, ông mới đem cúng, ông đem tặng lại cho ông này những miếng vải choàng mà trị giá hàng ngàn đồng vàng. Thì ông nhà nghèo này mới suy nghĩ: Tại sao mình nghèo? Là tại vì mình không có bố thí. Bây giờ gia tài mình có một tấm để choàng mà mình cũng cúng làm phước. Bây giờ lại có được nhiều, thì tại sao mình không làm phước tiếp? Ông mới bèn đem cúng tiếp cho Phật. Vua cho bao nhiêu ông đem cúng hết cho Phật chỉ giữ lại 2 cái cho ông với vợ ông thôi! Chưa hết. Cái tích nó dài dữ lắm. Rồi hết cái kiếp đó ông về trời, rồi ông lọt xuống. Cũng đọa nữa! Đi vòng vòng vòng vòng làm vua, làm tướng, ăn mày, ăn cướp, thầy chùa, du đãng, đủ thứ, rồi trùn dế cào cào, trâu heo chó ngựa, đi vòng vòng vòng vòng. Đã gọi là luân hồi mà. Quý vị biết cái đó mới thấy xanh mặt!

Cuối cùng trong vòng luân hồi, trong đây tôi kể vắn tắt là nhiều kiếp và rất nhiều kiếp, Ngài Ca-diếp có duyên đặc biệt với các Đức Phật Độc Giác. Tức là những lần mà không có gặp Chánh Đẳng Chánh Giác, thì Ngài cứ gặp Đức Phật Độc Giác rất là thường. Độc Giác nghĩa là tự ngộ mà không có đệ tử. Mà vì sao ông hay gặp họ? Vì cái tâm! Cái tâm mình lành nên hễ trên đời có Hiền Thánh là mình có cơ hội gặp.

Khi ta có tâm lành thì tự nhiên không có Chánh Đẳng Chánh Giác thì cũng gặp được Độc Giác, mà không có Độc Giác cũng gặp Đạo Sĩ chân tu. Còn người không có lòng cầu Hiền, thì 8 ngàn vị A-la-hán có đứng trước mặt mình cũng như đui mù không thấy được. Người có lòng cầu Hiền, cầu Thánh thì trên đời này hễ có Thánh, có Hiền là tự dưng, một là Thánh Hiền họ sẽ thấy căn cơ của mình họ tới họ cho mình gặp. Còn hai nữa duyên cũng đẩy đưa để cho mình tới mình gặp mấy vị đó. Cái chỗ này nó vô cùng và vô cùng quan trọng. Rất là quan trọng. Có được cái lòng cầu Hiền không phải dễ đâu.

Có một người con gái kiếp xưa cách đây 100 ngàn đại kiếp, khi nàng nghe Ngài Ca-diếp được thọ ký sau này thành đệ nhất đầu đà nàng đem lòng thương quý và từ đó hễ có dịp luân hồi là họ gặp nhau, là sáp vô nhau; có lúc làm bạn, có lúc làm chị em, có lúc làm vợ chồng, có lúc làm mẹ con, mà cứ như vậy suốt mùa thu sanh tử. Đến cái kiếp cuối cùng thì chàng và nàng đều sanh về cõi Phạm Thiên. Rồi từ Phạm Thiên do duyên lành thúc đẩy cả hai đều sanh xuống cõi người, và gặp được Giáo Pháp, xuất gia, đắc La-hán hết.

Chuyện đời của Ngài Ca-diếp dài lắm. Khi trên Phạm Thiên Ngài xuống thì vì Ngài ở trên đó lâu quá cho nên cái lòng của Ngài ly dục. Ngài gặp nữ sắc Ngài không có cảm giác. Ăn ngon mặc đẹp cũng kông có cảm giác. Nói chung là 5 dục đã không có cảm giác mà còn thấy ớn, thấy mệt. Gia đình Ngài là đại thế gia, trang trại rộng đến mức không thể đi bộ mà chỉ có thể cỡi ngựa phóng ào ào để coi người ta làm sao rồi quay trở về, gác chân lên nằm nghỉ ngơi, không có đi tà tà được vì rộng lắm!

Một bữa trưa Ngài thấy nắng chang chang mà sao thấy mấy con trùn nó nóng quá nó chun lên mặt đất, nó bò quằn bò quại, rồi kiến bu, rồi mấy con chim tới mổ ăn, con chim lớn rượt con chim nhỏ, ... Tất cả những hình ảnh đó, trời thì nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhại, rồi gặp sâu bọ giòi trùn dế chim chóc rượt nhau, rồi tiếng người làm công kêu gọi nhau ơi ới, cả một không gian âm thanh ánh sáng hỗn độn mà mõi mệt, khiến cho Ngài chạnh lòng. Ngài nghĩ: "Trời đất! Nếu mà quả thật cuộc sanh tử này chỉ có chừng này thôi, thì cuộc đời này có gì đáng sống nữa hả trời! Mình là đại gia phú hào mà mình thấy còn mệt mõi, thì huống gì những người khố rách áo ôm, giật gấu vá vai, không đủ ăn, không đủ mặc thì họ còn khổ cỡ nào nữa!" Ngài nghĩ như vậy, Ngài ngán quá! Ngài mới trở về gác tay lên trán nằm trằn trọc thao thức không yên. Gia đình mới ra hỏi Ngài: "Bây giờ con lớn con lấy vợ đi chứ!" Ngài nói "Con không muốn." Gia đình ép, khóc, năn nỉ. Cuối cùng Ngài bèn cho thợ đúc một bức tượng vàng do chính Ngài vẽ kiểu, với những nét đẹp thiên kiều bá mị, lộng lẫy kiêu sa, mà Ngài nghĩ rằng trên đời này không thể nào mà có người con gái nào đẹp hơn vậy. Xưa nay đẹp cỡ đó là bất khả. Gọi là đẹp như mơ, xinh như mộng, đẹp như tiên. Ba cái - mơ, mộng và tiên - thì mấy cái này làm gì có trong cái nhận thức nhân gian.

Nhưng mà người ta không ngờ rằng gia đình cho người cầm bức tượng đó đi vòng vòng thiên hạ. Cuối cùng đã tìm ra một người con gái đẹp y chang như cái bức tượng vàng đó, mà dĩ nhiên là còn đẹp hơn nữa: đường nét thì giống, nhưng mà màu da ngon lành hơn. Mà lạ lắm. Do duyên xưa nó thúc giục nên người con gái đó chính là cái người hồng nhan tri kỷ mà đã đi theo Ngài suốt 100 ngàn đại kiếp. Khi nghe nói tới thanh niên Pipphali thì tự nhiên nàng chạnh lòng xúc động. Trước đó nàng gặp đàn ông thì chỉ là coi như phường phàm phu không đáng cho sờ vạt áo. Vậy mà hôm đó chỉ nghe nói đến tên Pipphali, nàng có một chút xao động - cái thuở ban đầu lưu luyến ấy.

Trên đường đi về nhà chồng, nàng âm thầm viết một lá thư gửi cho Ngài, nàng nói thế này: "Túc hạ nhã giám. Duyên bèo nước tương phùng gặp nhau trở thành nghĩa tào khang. Không biết mặt nhau mà bây giờ lại về sống với nhau. Nhưng nói thiệt, lòng của thiếp chỉ muốn buông bỏ hết mọi sự. Còn đi đâu về đâu thì chưa biết. Nhưng còn chuyện mà sống kiểu nhi nữ tình trường thì ôi thôi nó ngán ngẫm quá. Nếu mà Ngài có lòng thương thì cưới nhau cho hai họ vui vẻ rồi mỗi đứa về ngủ một giường. Sau đó Ngài muốn lấy thê lấy thiếp bao nhiêu em cũng không có ý kiến!"

Nhưng không ngờ cái lá thư đó chưa kịp đi thì nàng bèn nhận một lá nội dung y chang như vậy: "Tiểu thư nhã giám. Tại hạ là vốn dĩ không mê cái đường tình ái lăng nhăng. Chẳng qua vì vui lòng cha mẹ, cho nên tại hạ mới lấy vợ. Nhưng mà lấy nhau rồi, về làm ơn cho em ngủ riêng một mình."

Hai lá thư đó chạm nhau trên đường và cả hai người đã nhận lá thư cùng một lúc. Họ vui lắm! Thế là tri kỷ đã gặp tri âm rồi. Đêm động phòng hai người để một cái chuỗi hoa tươi nằm giữa và dặn rằng chuỗi hoa này là biên giới, là chủ quyền biển đảo được xác định ngay trên cái chuỗi hoa này. Sáng mai hoa héo phía nào là phía đó dở. Cứ như vậy mà cái chuỗi hoa để giữa không bị héo. Và cứ vậy, tân lang tân nương sống với nhau được mấy hôm thì cuối cùng họ bàn với nhau thế này: Sống mà kiểu này nó mệt quá! Đi tu cho rồi!

Họ mới mặc áo nâu sòng rời nhà ra đi. Trong Kinh nói Ngài Ca-diếp có 7 tướng đại nhân. Ngài Rahula thì có 32, còn riêng Ngài Ca-diếp có 7 tướng. Ông Bà-la-môn Bàvari có 3 tướng. Một lúc nào đó mình sẽ học tới mấy cái đó: tướng lưỡi dài rộng, tướng duỗi thẳng tay rờ gối, tướng mã âm tàng, đại khái có tất cả là 7 tướng. Thì Ngài đẹp lắm! Mà bà cũng đẹp lộng lẫy. Trên đường đi tuy hai người ăn mặc áo tu mà người ta cứ xì xào: "Trời đất ơi! Có lộn không? Đẹp như vầy, trẻ như vầy, mà tại sao bỏ hết đi tu vậy trời?" Khi Ngài nghe như vậy Ngài thấy không xong, hai người mới bàn với nhau, rồi chia tay, ai gặp Đạo Giải Thoát trước thì sẽ về tìm cái người còn lại! Thì khi hai vị chia tay nhau ngay chỗ ngã ba với một lời dặn dò giống như là Ngài Mục-kiền-liên Ngài dặn Ngài Xá-lợi-phất vậy: "Thôi thì mỗi người đi một hướng, ai tìm được Đạo Giải Thoát trước thì trở về tìm người kia."

Khi hai vợ chồng Ngài Ca-diếp chia tay nhau thì cái Đại Địa này nó rung động, nó cảm kính, gọi là chiêu cảm. Cả trái đất rung động. Thì lúc đó Đức Thế Tôn ở trong Chùa Trúc Lâm Veluvana, Ngài bằng thiên nhĩ Ngài nghe được cái sự dao động trong lòng đất. Ngài nghe cái địa chấn như vậy, Ngài mới suy nghĩ nhanh liền: Vì sao có chuyện này? Ngài biết đó là cuộc chia tay của hai bậc gọi là Đại Sĩ.

Thế là Đức Thế Tôn lập tức có mặt ở chỗ ven rừng mà Ngài Ca-diếp sắp sửa đang hướng tới. Ngài Ca-diếp vừa đến ven rừng thì Ngài nhìn thấy có một nhân vật 32 hảo tướng, 6 màu hào quang chói lòa, đang ngồi ở đó. Ngài chưa gặp Phật bao giờ, chưa hề nghe gì về Phật bao giờ, vừa nhìn thấy là Ngài đến Ngài quỳ xuống và lấy cái trán dập xuống dưới chân Thế Tôn và có một câu lễ bái như thế này:

- Thế Tôn là Đạo Sư của con và con là đệ tử của Thế Tôn.

Tại sao tôi chịu khó tôi kể kỹ chuyện của Ngài Ca-diếp? Bởi vì không có Ngài là tụi mình bây giờ là đi hốt rác hết rồi! Bởi vì Ngài là cái người tổ chức kiết tập Phật Ngôn lần thứ nhất. Chính Ngài là người đã san định lại cơ đồ hồng phù đại lược của Phật Giáo!

Chuyện Ngài Ca-diếp có liên quan đến một chuyện mà Phật tử Việt Nam bắt buộc phải biết. Tôi đã nói nhiều về cái chuyện Đại hiếu Mục-liên. Đó là một sự tráo đổi giữa Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên; giữa Nam Tông và Bắc truyền.

Bữa nay tôi kể cái chuyện Ngài Ca-diếp được gọi là phó chúc, được gọi là trao cho Chánh Pháp nhãn Tạng như thế nào trong Kinh Điển Nam Tông. Thì nó như thế này. Trước cái ngày mà Thế Tôn gặp Ngài Ca-diếp, Thế Tôn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài xét thấy rằng Chư Phật ba đời đều có tối thiểu một lần đi lượm vải cũ, vải dơ, để về tự tay mình giặt rồi làm Lá Y để mặc. Ngài xét thấy Chư Phật ba đời đều có một lần như vậy. Nên hôm đó đích thân Ngài vào trong rừng, chỗ người ta liệng xác người chết. Ngài thấy có một cái xác của một cô đầy tớ gái - cô nữ tỳ- chết rồi. Người nhà mới lấy miếng vải trắng quấn xác đem vô liệng trong rừng. Đích thân Thế Tôn Ngài lấy cái miếng vải đó Ngài ra suối Ngài giặt. Trong Kinh nói khi Thế Tôn Ngài ra suối Ngài giặt như vậy đó, nhiều cái chuyện đặc biệt nó đã xảy ra. Tôi kể ra đây bà con nói phong thần tôi dẹp luôn khỏi kể! Tôi chỉ kể rằng khi mà Ngài ra suối giặt vải như vậy thì Đại Địa chấn động 9 lần! Rồi Ngài về Ngài mới đưa cho Ngài Anan nhuộm, cắt, may thành Lá Y để Ngài mặc. Ngài mặc Y đó trong cái bữa Ngài gặp Ngài Ca-diếp

Khi gặp Ngài Ca-diếp, Đức Phật Ngài có khen thế này:

- Lá Y của Ca-diếp đẹp quá!

Không đẹp sao được? Ngài Ca-diếp là đại gia, đi tu nhưng cũng mặc toàn là silk, khăn choàng cũng là Hermes, LV, chứ đâu có xài cái đồ mà tào lao như mình.

Ngài Ca-diếp Ngài mới nói:

- Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn vì lòng đại bi mà đổi Y với con, con sẽ mặc Y của Thế Tôn và Thế Tôn sẽ mặc Y của con.

Thì Đức Phật mới dạy thế này:

- Ca-diếp có biết rằng Lá Y của Như Lai đang mặc này không có ai cũng mặc được. Đây là cái Lá Y mà do chính Ta đã nhặt vải về, rồi để Anan may nhuộm cho Như Lai, nhưng mà Ca-diếp thì được!

Ngài nói như vậy là bắt đầu hai Thầy Trò có cuộc trao đổi Y. Mà tại sao có cuôc trao đổi kỳ lạ như vậy? Vì Ngài biết cái người trước mặt Ngài là ai. Ngài biết đây sẽ là Đệ Nhất Tôn Giả Đầu Đà. Là vị sẽ cầm cái lá cờ Ly Dục Tôn của Chư Phật ba đời mười phương.

Cho nên mới có cái chuyện đổi Y đó. Chứ không phải là trao truyền y bát, phó chúc Chánh Pháp nhãn Tạng như Bắc tông nói đâu. Lịch sử thiền tông họ kể nghe thơ mộng, nhưng mà không phải vậy. Chuyện ở đây là như vậy đó! Chuyện cái vị kế thừa tinh thần Ly Dục Tôn.

Trích bài giảng Kinh Tăng Chi số 007

Kalama xin tri ân bạn sumanaduong ghi chép

-