Select Menu

hot

Bài đăng nổi bật

TỦ SÁCH PHẬT HỌC DÀNH CHO SMARTPHONE

Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...

Tìm kiếm Blog này

random posts

Ads 180

Ads 180
Bán xe Ford Taurus

Popular Posts

Phật

Tăng

Thần Thông

Thiên Giới

Chùa

Đọa Xứ

Video

» » Thế giới Phạm thiên
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn



Thế giới Phạm thiên – Brahmā Loka , Saṃyutta Nikāya SN6, TPT dịch từ Pāli – 2015
BY THIENDINHTUTAP ON MAY 30, 2015
Thế giới Phạm thiên – Brahmā Loka , Saṃyutta Nikāya SN6

Ghi Chú:

Vũ trụ quan nhà Phật được giải thích vắn tắt ở đây gồm có ba Cõi:
(1) Cõi Dục hay Cõi Tham ái (Kama Loka) là những cõi xứ thấp nhất gồm có Địa ngục, Trái đất và sáu Cõi thiên dục giới.
(2) Cõi Sắc (Rūpa Loka), có hình tướng, là những cõi thiên có vị trí ở giữa.
(3) Cõi Vô Sắc (Arūpa Loka), không có hình tuớng, là những cõi thiên ở trên cùng.

Thế giới Phạm thiên bao gồm (2) và (3).

– Cõi Vô Sắc là nơi cư trú của những Phạm thiên vô sắc, những thiên giả đã chứng bốn cấp thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Những vị này sống rất lâu, thọ mạng có thể lâu đến nhiều đại kiếp (hay ‘kappa’ là một đơn vị thời gian rất lâu xa, không thể tính được, ví như gấp nhiều lần số cát sông Hằng ở Ấn độ). Tuy thế họ vẫn còn có thể rơi xuống những cõi thấp hơn khi thọ mạng chấm dứt do đã thụ hưởng hết phần công đức của mình. Những thiên giả này không có hình thể vật chất hay nơi chốn rõ ràng, không có khả năng học/nghe pháp, và cũng không hề giao tiếp với những cõi xứ khác.

– Cõi Sắc bao gồm Tịnh cư thiên (Suddhāvāsā Devā), cõi xứ Bṛhatphala, cõi xứ Subhakṛtsna, cõi xứ Quang minh thiên (Quang âm thiên /Ābhassarā Devā), và cõi xứ Phạm thiên.

(2.1) Trong Tịnh cư thiên, chư vị Bích chi Phạm thiên (Pacceka Brahmā) là những Tu sĩ hay những Cư sĩ đã chứng quả Nhất lai (A na hàm/Anāgāmi) dưới thời các Đức Phật chánh toàn giác và đã được hoá sanh về nơi đây. Họ tiếp tục sống trong cõi xứ của mình và tu tập qủa vị A la hán cho đến khi thành đạt, có thể kéo dài trong nhiều đại kiếp.
Những Bích chi Phạm thiên cũng thường hay xuất hiện xuống những cõi xứ thấp hơn trong thời gian ngắn, để trông chừng, bảo vệ và cố vấn cho những chúng sanh khác.
Phương pháp tốt nhất để trở thành Bích chi Phạm thiên và A la hán là tu tập theo Trung bộ Kinh Niệm Xứ MN10: Satipaṭṭhāna Sutta và Trường bộ Kinh Đại Niệm Xứ DN22: Mahasatipaṭṭhāna Sutta.
Trong Tăng chi bộ Kinh AN9.36: Jhana Sutta, Đức Phật nói: ‘Dứt trừ hoàn toàn năm Hạ Kiết sử (Ngã kiến/thân kiến hay quan điểm sai lầm về thân, Giới cấm thủ hay những cúng tế lễ lộc mê tín, Nghi ngờ chánh pháp, Tham lam, Sân hận/thù oán), hành giả được tái sinh (về Tịnh cư thiên), hoàn toàn tự do, không còn trở lại nơi nào khác từ thế giới đó’.
Những đoạn cuối trong Trường bộ Kinh DN14: Mahāpadāna Sutta có mô tả một lần Đức Phật đã lên thăm năm cõi xứ trong Tịnh cư thiên. Nơi đó chư vị Bích chi Phạm thiên, từ thời Đức Phật Vipassī 91 đại kiếp về trước, từ thời Đức Phật Sikhī 31 đại kiếp về trước, từ thời năm Đức Phật kế tiếp, tất cả đều ra nghênh đón Đức Phật.

(2.2) Cõi xứ Bṛhatphala là quê hương của những vị Phạm thiên đã chứng Tứ thiền, đặc biệt tâm rất thanh tịnh. Những thiên giả này thường tu tập định vô tưởng để loại hết những khổ đau và sống trong trạng thái vô tưởng này. Nhưng khi mãn kiếp họ có thể tái sinh về những cõi xứ khác và trở lại trạng thái bình thường.

(2.3) Trong Cõi xứ Śubhakṛtsna có những thiên giả đã chứng được Tam thiền. Thân họ phát ra ánh sáng một cách đều đặn và sống trong tĩnh lặng. Thọ mạng của thiên chúng này là bốn đại kiếp.

(2.4) Quang minh thiên (Ābhassarā/Quang âm thiên) là nơi những thiên giả đã đạt đến Nhị thiền. Thọ mạng của họ là hai đại kiếp. Trong Kinh Trường bộ DN27: Aggañña, Đức Phật nói với Vāseṭṭha: “Sau một thời gian thế giới này hoại diệt. Khi đó phần đông chúng sanh được tái sanh về Quang Minh Thiên. Nơi đó họ được tâm tạo ra, sống với nguồn hỷ, tự chiếu sáng, du hành qua không gian, sống trong vinh quang trong một thời gian rất dài lâu. Rồi đến một giai đọan chuyển tiếp sau đó, thế giới này bắt đầu thành hình, những chúng sanh mãn kiếp tại Quang Minh Thiên lại tái sanh thành loài người trên qủa đất này”.
Trong Trung bộ Kinh MN127: Anuruddha Sutta, Tôn giả Anuruđha nói với Tôn giả  Abiya Kaccāna: ‘Trong một thời gian rất lâu xa, chính tôi đã hội nhập và hàn huyên với những thiên giả Quang minh thiên’.

(2.5) Trong cõi xứ Phạm thiên, những thiên giả lệ thuộc vào Nhất thiền. Thọ mạng của họ là một đại kiếp, hưởng thụ mọi đặc quyền và hạnh vận của mình do những công đức đã tạo dựng từ trước. Những thiên giả này có thể biết được những gì đang xảy ra trong những cõi xứ thấp hơn, nhưng không hay biết gì về những cõi xứ cao hơn xứ sở của mình.
Trong cuối Trung bộ kinh MN99: Subha Sutta, thanh niên Subha có hỏi Đức Phật về con đường dẫn đến cõi Phạm thiên và đã được Đức Phật chỉ dẫn tường tận. Cũng trong Trung bộ Kinh MN 97: Dhānañjāni Sutta, Tôn giả Sāriputta đã viếng thăm Cư sĩ Dhānañjāni đang hấp hối trên giường bệnh, và đã chỉ dẫn cùng phương pháp hướng tâm ‘từ bi hỉ xả’ về cõi Phạm thiên. Cư sĩ Dhānañjāni sau đó được Đức Phật xác nhận đã sinh về cộng trú với chúng Phạm thiên.
Hành giả có thể tu tập theo những phép quán hướng tâm ‘từ bi hỉ xả’ đến mọi phương xứ, không sân hận thù oán đến muôn loài chúng sanh để được sinh về cõi xứ Phạm thiên.

Kinh trường bộ DN1: Brahmajāla Sutta có đề cập về trường hợp một thiên giả trong cõi xứ Quang minh thiên khi mãn kiếp đã được tái sanh như kẻ đầu tiên về cõi xứ Phạm thiên đang còn trống vắng không một bóng dáng nào khác. Nơi đó ông ta tận hưởng cuộc sống thanh nhàn trong một thời gian rất lâu xa. Nhưng vì đã sống đơn độc trong thời gian dài lâu, ông ta tự cảm thấy lẻ loi và giao động. Từ đó ông ta mong mỏi những chúng sanh khác về nơi đó cùng chung sống với ông ta. Ông ta được mãn nguyện về điều này. Rồi ông ta lại phát sinh ý nghĩ: ‘Ta là Phạm thiên vĩ đại nhất, là Thượng đế, là Đấng sáng tạo, tất cả những thiên giả đến sau này đếu do ta tạo ra vì lý do chính ta đã mong ước được như vậy’.
Vị Phạm thiên đầu tiên này lại có được thọ mạng lâu dài hơn, diện mạo xinh đẹp tốt tướng hơn, uy quyền nhiều hơn những Phạm thiên khác. Rồi những Phạm thiên khác cũng nghĩ rằng chúng ta được tạo ra từ vị Phạm thiên này bởi vì chúng ta đến sau ông ta.
Cho đến lúc một Phạm thiên nơi đó mãn kiếp và được tái sinh về trái đất này. Người đó rời nhà sống ẩn dật vô gia cư. Qua sự chuyên cần và trầm tư mặc tưỡng, ông ta nhập vào thiền định khá sâu khiến ông ta có thể nhớ lại được kiếp sống ngay trước kiếp này. Sau đó ông ta đi loan truyền với thiên hạ: ‘Này chúng dân, tất cà chúng đều được sinh ra từ vị Trời ấy, vị Đại Phạm thiên, Thượng đế, Đấng sáng tạo! Vị ấy thường hằng, sống vĩnh cửu, trong khi chúng ta những người bình thường thì không được như vậy’.

Đây là một trong những đoạn kinh ấn tượng, nói về sự vô thường (anicca): tất cả phải chịu sự biến hoại, không có gì là trường tồn vĩnh cửu. Ý niệm ‘vô thần quyền’ này được xem như quan điểm ‘vô Thượng đế hay không có Đấng sáng tạo’ trong niềm tin Nhà Phật.

Bất cứ một Đấng Như Lai nào cũng đều được xem như là vị Thầy của Trời và Người. Ý nghĩa này được làm sáng tỏ trong những bài Kinh sau đây.

Tin hay không? Trong Tăng chi bộ Kinh AN3.65: Kalama Sutta, Đức Phật đã có lời khuyên: “Đừng chạy theo những gì được nghe đi nghe lại, hoặc bởi truyền thống, bởi lời đồn đại, bởi kinh sách, bởi phỏng đoán, bởi suy diễn, bởi tương tự, bởi thiên kiến, bởi sự khả thi, hoặc bởi nghĩ rằng: ‘Vì nhà sư này là Thầy của mình’. Tuy nhiên, khi chính bản thân mình hiểu rõ rằng: ‘Những điều này là tốt lành, không tội lỗi, được người trí khen ngợi, nếu được nhận lãnh và chu toàn, sẽ đem lại phúc lợi và an lạc’. Do đó hãy hội nhập và sống mái với chúng”.

Nguồn: kinhnikaaya.wordpress.com

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
BẬC A LA HÁN, CHÁNH ĐẲNG GIÁC, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT, THẾ TÔN.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào

Leave a Reply