Select Menu

hot

Bài đăng nổi bật

TỦ SÁCH PHẬT HỌC DÀNH CHO SMARTPHONE

Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...

Tìm kiếm Blog này

random posts

Ads 180

Ads 180
Bán xe Ford Taurus

Popular Posts

Phật

Tăng

Thần Thông

Thiên Giới

Chùa

Đọa Xứ

Video

» » » » » A Tỳ Đàm - Sư Toại Khanh 2016
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn



Tóm tắt

I) Tạng Luật: Những quy định của Đức Phật về những gì tăng ni nên làm và không nên làm.

II) Tạng Kinh: Nội dung Tứ Diệu Đế được thuyết giảng qua nhiều cách khác nhau, cho  những đối tượng khác nhau, với cách trình bày gần gũi nhất, dễ hiểu nhất cho tất cả những đối tượng hữu duyên mà Đức Phật gặp trên đường du hóa.

Tứ Diệu Đế: Bốn sự thật trên đời này
1. Khổ Đế - Tất cả mọi hiện hữu trên đời đều là khổ.
2. Nếu mọi thứ ở đời là khổ thì chúng ta thích cái gì cũng là thích trong cái khổ (Tập đế).
3. Nếu muốn hết khổ thì phải chán những gì đã đam mê (Đạo đế). Đạo đế ở đây là một cách gọi khác của Tứ Niệm Xứ.
4. Khi sự chán đúng mức thì sẽ dẫn đến sự chứng ngộ - giải thoát - niết bàn (đây chính là diệt đế).

III) Tạng A Tỳ Đàm: Là nội dung Tứ Diệu Đế được trìng bày theo cách chuyên môn nhất, rốt ráo nhất, bằng những khái niệm và từ ngữ khá xa lạ để hướng người nghe lên một tầm nhận thức mới. Như một người chắc chắn sẽ có hai cảm nhận khác nhau khi nghe từ NƯỚC và H2O.
Như ở Tạng Kinh Phật dạy một người thiện nam hay tín nữ nỗ lực làm lành lánh dữ để không bị đọa và được sinh về nhân - thiên, nếu đủ duyên thì được giải thoát sinh tử.
Nhưng ở Tạng A Tỳ Đàm  thì Phật lại dạy khác: khi 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành thì sẽ tạo ra 6 căn biết 6 trần như ý. Nếu đủ duyên thì trong tương lai sẽ không còn 6 căn tái hiện nữa.

Toàn bộ sự hiện hữu của những gì mà ta vẫn gọi là chúng sanh, vũ trụ, gồm cả phàm, thánh, siêu, đọa, đều nằm gọn trong sự có mặt và sự hoạt động của 6 căn, 6 trần. Từ vô thỉ luân hồi tất cả phàm phu đều sinh tử theo công thức đơn giản này:
- 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành thì đời sau kiếp khác sinh ra với 6 căn biết 6 trần như ý.
- Trường hợp thứ hai là có kẻ dùng 6 căn biết 6 trần bằng tâm bất thiện thì đời sau kiếp khác sinh ra sẽ có mặt với 6 căn biết 6 trần bất toại.

Hai trường hợp trên đây được gọi theo ngôn ngữ thông thường lá SIÊU và ĐỌA.

Từ vô lượng kiếp chúng ta hết siêu lại đọa, hết đọa lại siêu. Phật ra đời dạy cho ta thấy rằng sự quẩn quanh trong vòng tròn siêu đọa ấy chỉ là sự lặp lại buồn tẻ và vô vị, nên Ngài đã dạy cho ta thấy ra những sự thật mà bao đời nay ta chưa từng có lúc nhận ra. Đó là Tứ Diệu Đế, đó là mối tương quan giữa 6 căn với 6 trần, với thiện ác.

Tạng Kinh là lời Phật được trình bày theo cách gần gũi nhất với lối nghĩ của đa phần chúng sinh. Tạng A Tỳ Đàm vẫn là về những sự thật ấy nhưng vói một cách nói trừu tượng hơn, rốt ráo hơn, cách nói vốn thích hợp với những người không chịu suy nghĩ theo lối thường thức.

Đức Phật thuyết Pháp cho chúng sinh tùy theo căn cơ của mỗi người:

- Với một vị vua mới mất người vợ yêu quý, Đức Phật thuyết: Thương yêu sanh sầu muộn, thương yêu sanh lo sợ. Với người không còn thương yêu nữa thì sẽ không có sầu muộn, không có lo sợ. Người đó nghe xong lập tức đắc đạo.

- Một vị vua khác mất đứa con trai duy nhất, Đức Phật thuyết: Từ đâu ta có khổ? Vì ta có mặt trên đời này mà ta khổ. Vì đâu ta có mặt trên đời? Vì ta có sự tái sanh. Vì đâu có sự tái sanh? Vì có nghiệp tái sanh. Vì đâu có nghiệp tái sanh? Vì có tham ái. Vì đâu có tham ái? Vì ta có 6 căn. Vì đâu ta có 6 căn? Vì kiếp xưa ta đã từng đam mê trong 6 trần. Vì kiếp xưa có 6 căn và đam mê trong 6 trần nên đời này ta mới có 6 căn tiếp tục, từ đó có thương phải xa, ghét phải gần, muốn không được...

- Một người khác đang rất đau khổ, Đức Phật thuyết: Mọi hiện hữu chỉ là sự có mặt của Danh Sắc. Buồn vui cũng là sự hiện hữu của danh sắc. Đủ duyên thì danh sắc có mặt. Đủ duyên thì buồn vui có mặt. Đủ duyên thì danh sắc biến mất. Đủ duyên thì buồn vui biến mất.

Hồi đó đến giờ mình khổ vì mình nghĩ mình là cái gì đó. Khi mình nghĩ mình LÀ cái gì đó thì nảy ra mình CÓ cái gì đó. Khi nghĩ mình LÀ cái gì đó, thì ta đã trở thành tấm bia cho những chuyện đời buồn vui nó bắn vào. Khi nào thấy được mình chỉ là những chấm nhỏ mà không phải một tấm bia, thì ta sẽ không còn hứng chịu chuyện đời buồn vui nữa.

Người phàm phu không thấy đời là vô thường vì nghĩ đời là một đường thẳng, trong khi nó chỉ là một tập hợp những dấu chấm thiện-ác-vui-buồn-trẻ-già-đẹp-xấu-khoẻ-đau... Không thấy mọi sự là khổ vì bị ám ảnh bởi những tư thế sinh hoạt tiếp nối nhau tạo ra ảo tưởng dễ chịu, hạnh phúc tiếp nối nhau (sự dễ chịu thay thế sự khó chịu và ngược lại)...

[đến phút thứ 1:23:46]

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
BẬC A LA HÁN, CHÁNH ĐẲNG GIÁC, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT, THẾ TÔN.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào

Leave a Reply