Select Menu

hot

Bài đăng nổi bật

TỦ SÁCH PHẬT HỌC DÀNH CHO SMARTPHONE

Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...

Tìm kiếm Blog này

random posts

Ads 180

Ads 180
Bán xe Ford Taurus

Popular Posts

Phật

Tăng

Thần Thông

Thiên Giới

Chùa

Đọa Xứ

Video

» » » ĐỜI LÀ VẠN NGÀY SẦU
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn



Tùy vào khuynh hướng tâm lý mà đường lối nhận thức cũng như kiểu tu hành của mỗi người không giống nhau. Chúng sanh trong đời có hai hạng, một hạng biết sợ sinh tử chán hiện hữu và một hạng thì muốn đời đời sống hoài.

Từ khuynh hướng tâm lý này mới dẫn đến việc họ đi tìm đến tôn giáo nào có thiên đường. Chết là được lên thiên đường diện kiến nhan thánh Chúa. Còn thiên đường của bên Hồi giáo thì nghe khoái lắm, nếu sống đạo hết lòng, khi chết về trời thì mỗi người đàn ông sẽ được tưởng thưởng 47 cô tiên đẹp như mơ xinh như mộng. Trên đó có những dòng sông đầy ắp rượu ngon tùy khẩu vị của mỗi người. Dưới trần thích uống rượu gì thì khi lên trên cứ đưa cái ấm xuống dưới sông múc là có ngay rượu đó mà uống. Say sưa rồi lết ngược lên thảm cỏ, ngắm trời xanh mây trắng nắng vàng với 47 người đẹp bên cạnh tha hồ hưởng thụ.

Theo tinh thần PG, mọi hình thức hiện hữu dầu đắng hay ngọt đều là vô nghĩa. Nếu có huệ căn một tí mình sẽ thấy ngay tại sao vô nghĩa. Bởi vì, nếu như sống hoài không chết, cứ sống hoài bên cạnh người mình thương, có được cái mình thích, ở được chỗ mình muốn, rồi cứ mãi như vậy hoài không có lúc kết thúc thì sẽ được gì. Bậc thượng trí không muốn như vậy, vì đó là sự lặp lại tẻ nhạt. Còn hạng chúng sanh bình thường hạ căn kém trí thì lại khoái như vậy.

Từ đâu ra những nhận thức khác biệt như vậy? Bởi vì, người có niệm có tuệ thường sống tỉnh thức, bình tĩnh tỉnh táo quan sát nhìn ngắm từng cảm xúc buồn vui của mình, thì họ mới có dịp chán. Còn người sống như trẻ con hồn nhiên thơ ngây giao phó niềm tin cho cuộc đời thì mới tin yêu được nó.

Tôi nghĩ trong room này dù không mong là tất cả nhưng chắc cũng có người đồng ý với tôi.

Có người ngồi giữa căn nhà bạc triệu, nhìn ra ngoài garage có mấy chiếc xe đắt tiền; nhìn cảnh bà vợ nấu ăn, dọn ra cho sấp nhỏ, chúng ăn no xong để đống chén cho má rửa rồi nhào qua chơi game hay học bài. Ông chồng ngồi nhìn cảnh đó nghĩ mà chán khi cứ mỗi ngày đem tiền về, và nhịp sống cứ thế lặp lại. Rảnh thì bạn bè a lô, email, facebook, chít chat. Có bữa hàng xóm bấm chuông kêu cửa, họ đem qua cho một ổ bánh hay hũ mứt. Miệng nói câu cảm ơn, trong bụng nghĩ mai này làm món gì đó thì sẽ đem qua đáp lễ.

Rồi thì những buổi tối quây quần ấy cũng kết thúc. Đàn con cũng lớn lên, trai có vợ, gái có chồng, rời nhà xây tổ ấm riêng. Còn lại hai vợ chồng già ở với nhau, chờ đến lúc vô nhà già nằm. Rồi thì đến ngày ngáp ngáp, ai đi trước thì đi. Người đi sớm thì không nói gì, người đi trễ thì một ngày nọ trở nên lẫn. Mắt kèm nhèm ngó mông ra đường, gặp ai cũng gật cũng lắc, miệng nói những lời vô nghĩa. Rồi một đêm tối mùa đông, y tá đến rờ thấy lạnh. Thế là xong. Báo tin cho những người con. Rồi đem đi thiêu, đem đi chôn. Hết thế hệ này qua thế hệ khác, những đứa con cũng lặp lại cảnh cũ. Nhiều người thấy cảnh như vậy mà ngán.

Tôi ở Thụy Sĩ thấy cảnh như vậy nhiều lắm. Những ngày mùa đông, tuyết phủ trắng trời trên những ngọn đồi, những ông cụ bà lão khập khiểng bước thấp bước cao đẩy chiếc xe shopping cart đi chợ. Họ không có con cháu hoặc con cháu ở xa. Tự mình kéo chiếc xe lên dốc ì à ì ạch, cặp mắt lờ đờ mờ đục, mở cửa bước vào nhà. Rồi khói tỏa ra từ ống khói trên nóc nhà, một con mèo nhảy vụt qua cửa sổ ‘ngao’ lên một tiếng. Tuyết vẫn rơi lất phất ngoài sân, có tiếng chó sủa xa xăm vọng lại.

Quí vị hỏi sao tôi tả kỹ vậy. Bởi nó diễn ra trước mắt tôi. Tôi thấy hết. Tôi nghĩ, trời đất ơi, mình vô room giảng thế này, bây giờ đã năm mươi, rồi mai kia sáu mươi, rồi sáu lăm, nếu không ngưng cứ giảng hoài. Rồi có một ngày quí vị thấy tôi không vô. Quí vị gọi phone cho người gần bên hỏi sao hôm nay sư không vô, liên lạc cũng không được. Người ở gần xách xe chạy tới. Quí vị vẫn còn mở room chờ. Họ báo: He died rồi. Rồi trong room có mấy người đưa mấy cái bông lên. Rồi có mấy người ‘Sādhu!’. Ai chớ VN mình là vua sādhu. Rồi họ nói, sư mất rồi, thôi bà con đóng room đi. Từ nay về sau không có vô nữa. Rồi lại sādhu sādhu, chúc cho sư thượng lộ bình an, chân cứng đá mềm, sanh về cảnh giới an lạc….

Giống như sư Thiện Minh đó, bây giờ người ta quên sạch rồi, đâu có ai nhớ nữa. Cúng thất cúng giỗ thì làm cũng xôm tụ lắm, nhưng đâu được ít lâu, lên Facbook thấy mất tiêu. Cũng một thời lừng lẫy, cũng đẹp trai, răng trắng, môi hồng, trán rộng mà bây giờ không còn ai nhớ. Chùa miểu thì thay đổi trụ trì khác. Thế là xong, chỉ còn là bóng mờ trong sa mạc thôi.

Cho nên, bậc thượng căn không cần phải chiến tranh khói lửa máu lệ tùm lum, không cần phải sanh ly tử biệt, chỉ cần nghĩ về cuộc đời như vậy là họ nổi da gà rồi.

#NhậtKýChépBằngKinh_Tập 19
Sư Giác Nguyên (giảng)
New Dharma Readers

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
BẬC A LA HÁN, CHÁNH ĐẲNG GIÁC, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT, THẾ TÔN.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào

Leave a Reply