Biên soạn: Tỳ khưu Saddhamma Jotika
Dịch Việt: Tỳ khưu Giác Nguyên
Kẻ tin Phật khi học đạo ít nhiều cũng phải biết sơ lược những cảnh giới luân hồi, chốn đi về của từng hạng chúng sinh thiện ác. Tuỳ thuộc khuynh hướng tâm lý mà mỗi cá nhân có lối sống và kiểu hành động không giống nhau. Cái đó gọi là hạnh nghiệp sai biệt. Mỗi hạnh nghiệp dẫn về một cõi tái sinh tương ứng. Khi nhắc đến các cảnh giới siêu đọa, ta không thể nói chung chung rồi hình dung, tưởng tượng theo cách riêng.
Từ non ba mươi năm trước, tại VN, chúng tôi (Toại Khanh) đã phiên dịch cuốn Chúng Sanh Và Sanh Thú của soạn giả Saddhamma Jotika, người sáng lập Đại Học A Tỳ Đàm đầu tiên và duy nhất của Phật giáo Thái Lan tại chùa Rakhang, Bangkok, và nay vẫn đang hoạt động mạnh mẽ.
Ngài Saddhamma Jotika cũng là bậc tôn sư làu thông Tam Tạng đã hướng dẫn nhiều thế hệ tăng ni Thái Lan.
Nội dung cuốn Chúng Sanh Và Sanh Thú được biên soạn kỹ lưỡng với nội dung đúc kết từ các nguồn kinh điển căn bản của Phật giáo truyền thống là Chánh Sớ Tam Tạng Aṭṭhakathā và Phụ sớ Tika.
--ooOoo--
Để có sách xin liên lạc:
Việt Nam:
- Cô Trần Thị Ngọc-Tuyết: 0934183043
Có ship COD qua bưu điện.
- Anh Trần Khắc Tuấn: 0906666378
464/22 Hòa Hảo, P. 5, Q. 10, TP. HCM
Mỹ:
- Chị Nuôi Bùi: 816-521-8080
(Xin vui lòng để lại tin nhắn khi điện thoại bận)
Địa chỉ : 6318 Mccartney Ln, Garland Tx 75043
- Cô Jenni Tran: jennitran433@yahoo.com
--ooOoo--
LỜI TỰA
Vấn đề sinh hoạt hữu tình và cảnh giới tái sanh cũng là những đề tài cần được lưu ý.
Khi nghiên cứu Phật giáo mà nhất là khi tìm hiểu về tạng Diệu Pháp bởi ngay cả. Trong bộ Abhidhammatthasangaha của Ngài Anuruddha, một tài liệu được đánh giá là chìa khoá cho bảy bộ Diệu pháp cũng dành ra một phần để đề cập tới hai vấn đề đó , mà gọi theo từ thường dùng của học viên Vi Diệu Pháp là vấn đề người cõi.
Để đáp ứng nhu cầu tài liệu tham khảo cho sinh viên Vi Diệu Pháp nói riêng và cho giới nghiên cứu nói chung, Ngài Giáo Thọ Sư Saddhammajotika (Vị sáng lập viện đại học Vi Diệu Pháp tại Thái Lan) đã bỏ công biên soạn bộ sách này một cách khá tỷ mỹ. Dĩ nhiên phải tra cứu tất cả các tài liệu cần thiết mà chủ yếu là sớ giải của chư vị Thánh Tăng.
Trong cuốn này có những điều nằm ngoài khả năng suy luận của chúng ta, nhất là vấn đề thế giới quan. Trong lãnh vực đó ta có thể nói rằng chỉ ở kinh điển Phật giáo mới cặn kẻ, rộng rãi đến như thế và có lẽ vì vậy mà trở thành một cái gì đó mông lung, mơ hồ đối với phần đông, điển hình là những người mang nặng định kiến vật chất cực đoan vốn có thói quen đem kiến thức khoa học nửa mùa; cạn cợt của bản thân mà suy luận và đánh giá tất cả những cái vượt ngoài khả năng tư duy ,quá ư hạn chế của mình.
Đứng trên lập trường khách quan, vất bỏ mọi kinh nghiệm nông nổi, mọi thành kiến cứng nhắc, chai sạn rồi bình tĩnh quan sát. Đó là tiêu chuẩn không thể thiếu được trong ước muốn mình chỉ là một chiếc máy vi tính.
Dù gì thì việc chuyển ngữ bản kinh này cũng là một công đức, xin đó hãy là nguồn động lực thúc đẩy cho mọi ước nguyện của chúng ta người dịch và những tuỳ hỷ sớm được thành tựu.
Tỳ Kheo Giác Nguyên
--ooOoo--
Không có nhận xét nào