Select Menu

hot

Bài đăng nổi bật

TỦ SÁCH PHẬT HỌC DÀNH CHO SMARTPHONE

Trong cuộc sống hiện đại, sách điện từ đang dần thay thế sách giấy. Các tác phẩm Phật học, trong đó có Kinh Phật, cũng không ngoài quy luật ...

Tìm kiếm Blog này

random posts

Ads 180

Ads 180
Bán xe Ford Taurus

Popular Posts

Phật

Tăng

Thần Thông

Thiên Giới

Chùa

Đọa Xứ

Video

» » » Bát Chánh Đạo
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn


(Trích các câu giảng của Sư Giác Nguyên từ nhiều bài)

1. Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? Yaṃ kho, bhikkhave, dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ , dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.

====

Có bốn sự thật chúng ta bắt buộc phải thấy. Phải thấy nó bằng trí tuệ giác ngộ để không còn là phàm phu nữa, không còn sanh tử nữa:

1. Sự thật thứ nhứt là mọi hiện hữu ở đời là khổ dầu tất cả những thứ gì đó thuộc về 6 căn hay 6 trần thì hễ hiện hữu ở đời thì nó đều là khổ trực tiếp hay gián tiếp.

2. Sự thật thứ hai nếu mọi thứ ở đời là khổ thì những gì ta thích thú, kiếm tìm, đam mê, hưởng thụ cũng đều là trong khổ hết. Mình thích trong khổ có nghĩa là mình đang kín đáo âm thầm lặng lẽ tạo thêm cái khổ mới.

3. Sự thật thứ ba là nếu muốn hết khổ thì không tiếp tục thích trong khổ nữa.

4. Sự thật thứ tư là khi sống bằng ba nhận thức trên đây là chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ.

===

Chánh kiến thứ nhứt là cái thấy chín chắn về bản chất tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng) của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh.

Chánh kiến thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất.

===

Chánh kiến gồm có 2 câu:

Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến.

Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến.

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909121136&lan=vn

2. Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? Yo kho, bhikkhave, nekkhammasaṅkappo , abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsaṅkappo.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.

===

Chánh tư duy gồm có 3 đó là:

1. Ly dục tư duy

Là lìa bỏ một cách có ý thức, có chủ ý (intentionally), đối với sự cám dỗ của vật chất, của tình cảm, tình dục.

2. Vô sân tư duy

Là không có bất mãn, không có ý thức đối kháng với bất cứ người hay vật ở đời. Tôi nói các vị nghe có hiểu không? Là lìa bỏ tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với người và vật ở đời. Lớn chuyện lắm. Nếu mình không nghe định nghĩa như vậy đó thì mình thấy Bát chánh đạo là chuyện trên mây, chuyện trên trời, chuyện của mấy bậc hiền thánh trên 9 tầng cao. Sai, không phải. Chuyện của chúng mình tại đây và bây giờ là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với muôn loài gồm người và vật.

3. Bất hại tư duy

Là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái xung đột mâu thuẩn đang trên đà bạo lực, bạo động. Là một trạng thái tâm xung đột mâu thuẩn ở mức hành động qua thân và khẩu, phun ra những câu mà làm cho người ta phải máu lệ, ra tay tấn công, triệt hạ, tiêu diệt, chà đạp đối với người, với vật. Không chỉ với người mà còn với vật: giận quá đập bàn, đập ghế, đập chén, đập dĩa, đập máy móc, đốt nhà, liệng đá vô cửa kiếng. Thì cái đó đều là hại tư duy hết. Chứ đừng có nói là “Tôi có làm gì đâu? Tôi chỉ có liệng cục đá vô cửa sổ chứ có gì mà làm gì dữ vậy?" Đó là hại tư duy, có nghĩa là mình biến cái bất mãn đó thành hành động, mình dùng cái tâm thái xung đột và mâu thuẩn ở cái mức độ ngoài kiểm soát, ngoài kềm chế để dẫn đến một cái động thái bằng thể xác, tay chân, hay là bằng ngôn ngữ, lời nói để gây ra cái sự đổ vỡ, tan nát, sụp đổ, hư hao trên người và vật. Thì cái đó được gọi là hại tư duy. Lìa bỏ hại tư duy được gọi là Bất hại tư duy.

Ly dục tư duy, Vô sân tư duy và Bất hại tư duy cộng lại được gọi là Chánh tư duy.

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002230247&lan=vn

3. Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? Yā kho, bhikkhave, musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvācā.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.

4. Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? Yā kho, bhikkhave, pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, abrahmacariyā veramaṇī – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammākammanto.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.

5. Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? Idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvitaṃ kappeti – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāājīvo.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.

6. Katamo ca, bhikkhave, sammāvāyāmo? Idha, bhikkhave, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati,

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati,

với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati,

với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvāyāmo.

với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.

===

Chánh tinh tấn là cái gì? Chánh tinh tấn là nỗ lực đúng chỗ, biến từng phút trong đời trở thành ra là những phút giây giá trị. Một tháng một năm trôi qua là một tháng một năm có giá trị vì một tháng một năm ấy có nỗ lực.

Nỗ lực trong hai điều, bỏ đi cái ác và vun bồi cái thiện. Tứ chánh cần gôm gọn còn có hai điều đó thôi: Nỗ lực bỏ cái gì không cần thiết và vun bồi cái cần thiết. Đó gọi là chánh tinh tấn. Người cư sĩ đương nhiên là cái sự nỗ lực tinh tấn nó không giống người xuất gia. Người xuất gia thì tùy cái hạnh nguyện. Có vị thì tinh tấn để gầy dựng đạo tràng, làm trụ trì, có vị trở thành một thiền sư, có vị trở thành một pháp sư, giảng sư, v.v. Nhưng mà nói chung lại tất cả mọi nỗ lực trong Phật Pháp đều phải nhắm đến hai cái tinh thần: một là tự lợi, đem lại lợi ích cho mình đời này và đời sau; thứ hai là lợi tha, có nghĩa là bất cứ một xuất sử nào của tam nghiệp đều phải có thêm ý nghĩa thứ hai nó mới thật sự là trọn vẹn. Đó là anh làm cái gì lúc nào cũng phải tính đến thiên hạ.

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002201018&lan=vn

Katamā ca, bhikkhave, sammāsati? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ;

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ;

Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ;

Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati.

Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

===

Katamo ca, bhikkhave, sammāsamādhi? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh, nhất tâm.

Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti – ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsamādhī’’ti.

Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định.

===

Định có nhiều cấp:

1. Định của người đắc Sơ thiền, Nhị thiền trở lên là kiên cố Định.

2. Cận Định là Định của người xém đắc. Chỉ còn tí nữa là đắc Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền. Thì cái thiền dẫn nhập đó, thiền thềm ba, thiền mái hiên đó, khả năng đó gọi là Cận, là gần, là Upacāra.

Cận định và Kiên cố định bắt buộc phải có ở người có tu tập thiền định chứ không thể có ở người bình thường.

3. Sát na Định là khả năng tập trung trong tích tắc. Thí dụ như mình đang chạy xe đạp cũng phải có một chút Định trong đó. Khi mình lặt rau, bắt chí, may vá cũng phải có một chút Định trong đó. Định đó là Khanika samādhi là Định tạm thời, Định trong từng khoảnh khắc. Đừng có chê nó. Đúng, nó không bằng 2 Định kia; nhưng nó chính là cái Định mà mình dùng để tu tập Tứ niệm xứ.

Đang đi biết là đang đi, đó là Niệm, nhưng Niệm ở đây nó phải được hỗ trợ từ Định. Định và Niệm không có rời nhau. Cho nên ở trong kinh ghi rất rõ. Từ Thanh tịnh đạo cho đến bộ Vô ngại giải đều nhìn nhận: Muốn đắc đạo thì phải gọi là Pañcindriya samatha, là sự quân bình, sự thăng bằng, sự cân đối của 5 Quyền gồm có Tín Tấn Niệm Định Tuệ.

https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=201912270202&lan=vn

Nguồn: fb Kien Cao-Xuan

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
BẬC A LA HÁN, CHÁNH ĐẲNG GIÁC, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT, THẾ TÔN.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào

Leave a Reply